Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Trung Quốc-Hàng triệu viên thuốc bí ẩn ở rãnh thoát nước


http://bocau.net/blog/thamhoatoancau/14291-trung-quoc-hang-trieu-vien-thuoc-bi-an-o-ranh-thoat-nuoc.html




Các quan chức môi trường ở Trung Quốc đang bối rối trước sự xuất hiện của hàng triệu viên thuốc bí ẩn ở rãnh thoát nước, tạo nên đường cống đầy màu sắc.

Trung Quốc tẩu tán hàng kém chất lượng kiểu gì?
ảnh minh họa
 
Cảnh tượng kỳ dị xảy ra dọc đường Zhengshang ở Zhengzhou, với gần 300m cống rãnh đã biến thành cầu vồng rực rỡ nhờ hàng núi viên thuốc màu xanh lá cây và xanh nước biển lấp đầy cống.
Hình ảnh trên càng đáng chú ý hơn khi mà không có một nhà máy sản xuất thuốc nào ở gần đó và các cư dân cũng không rõ xuất xứ những viên thuốc.


Có nhiều người cho rằng một số nhà máy sản xuất thuốc muốn trốn tránh cuộc kiểm tra của chính phủ nên đã vứt bỏ thuốc xuống cống. Một số thuốc được làm bằng gelatin công nghiệp, vốn chứa crom ở mức cao - có khả năng gây ung thư hoặc hỏng nội tạng nếu con người ăn vào.


Có thông tin rằng các nhà máy ở tỉnh Hà Nam đã vứt bỏ một lượng lớn thuốc vào đường ống thoát nước để trốn tránh cuộc kiểm tra của chính phủ, vốn đã có 45 vụ bắt giữ cho tới giờ.
Cho tới thời điểm hiện nay, giới chức Trung Quốc đã đóng cửa 80 nhà máy trong vụ triệt phá, dù nguồn gốc số thuốc bị vất bỏ vẫn là bí ẩn.


Một cư dân ở Zhengzhou là Lei Yen nói: "Tôi lúc đầu nghĩ rằng tảo nổi lên mặt nước nhưng tới khi nhìn gần, tôi mới biết cả rãnh thoát nước chứa đầy thuốc. "Nếu những thứ đó có thể đầu độc bạn khi nuốt phải thì chúng sẽ tác động tới bạn như thế nào khi phân hủy trong hệ thống nước".


Hôm qua, trưởng làng Sun Baozhou cho biết, ông không biết gì về số thuốc được phát hiện dưới rãnh nước và ở gần đó không có nhà máy sản xuất thuốc nào.



(Xaluan)

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Tấm lợp từ rác thải

http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/giai-phap/39133_Tam-lop-tu-rac-thai.aspx



Tấm lợp làm từ vỏ hộp sữa, hộp nước giải khát tái chế được các nhà khoa học đánh giá cao nhờ trọng lượng nhẹ và độ bền cơ lý cũng như khả năng cách nhiệt, cách âm tốt hơn so với loại tấm lợp làm từ nguyên vật liệu khác.

Công nghệ sản xuất tấm lợp từ rác tái chế lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam trong Triển lãm quốc tế chuyên ngành kỹ thuật, hóa chất sản xuất giấy năm 2012 (Paper Chem Tech Vietnam 2012).

Những tấm tôn làm từ vỏ hộp sữa tái chế.
Những tấm tôn làm từ vỏ hộp sữa tái chế. (Ảnh: Thi Ngoan)

Vỏ hộp giấy hiện được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sữa nước, sữa đậu nành, nước trái cây. Loại vỏ này bao gồm 6 lớp, trong đó phần lớn là giấy và một ít là nhôm hoặc nhựa.

Ông Hoàng Trung Sơn, đại diện đơn vị sản xuất tấm lợp từ rác thải cho biết: để sản xuất phải tách các thành phần trong vỏ hộp sữa giấy đã qua sử dụng. Lượng nhựa và kim loại nhôm thu được dùng để sản xuất mái lợp, bột giấy còn lại dùng chế giấy bề mặt cao cấp cho thùng carton.

Kết quả thử nghiệm sản phẩm cũng cho thấy, tấm lợp làm từ vỏ sữa có khả năng chịu được môi trường ẩm và nóng cao, khả năng cách nhiệt và cách âm tốt hơn so với tấm lợp làm bằng tôn, nhựa mỏng hay fibro xi măng. Loại tôn này có tuổi thọ khá cao, không bị lão hóa trong môi trường khắc nghiệt, thích hợp dùng làm mái lợp nhà xưởng, chuồng trại chăn nuôi, nhất là các trại chăn nuôi gà giúp làm giảm tiếng ồn và nhiệt độ trong khu vực trại.

Nhiều khách tham quan triển lãm tìm hiểu công dụng tấm lợp sinh học từ rác thải.
Nhiều khách tham quan triển lãm tìm hiểu công
dụng tấm lợp sinh học từ rác thải. (Ảnh: Thi Ngoan)

Dây chuyền tái chế chính thức được chuyển giao và đưa vào hoạt động từ tháng 11/2011, xử lý 50 tấn vỏ hộp sữa làm ra hơn 500 tấm lợp. “Vỏ hộp sữa giấy tái chế được 100%, nếu vứt bỏ là một lãng phí lớn và tốn chi phí xử lý, chưa kể còn ảnh hưởng xấu đến môi trường", ông Sơn cho biết.

Khó khăn lớn nhất đối với đơn vị sản xuất là tìm nguyên liệu đầu vào, do người dân chưa có thói quen thu gom vỏ hộp sữa cũng như các loại hộp nước giải khát khác. Ông Sơn nói: "Ở nước ngoài, dân có thói quen phân loại rác ngay từ đầu nên việc thu gom dễ dàng hơn, còn người Việt thường vứt hộp giấy chung với rác hữu cơ nên việc thu gom gặp nhiều khó khăn".

Vì vậy ông Sơn cho biết, cần khuyến khích người dân phân loại rác và thu gom vỏ hộp sữa, thông qua các hoạt động như: trao đổi vỏ hộp sữa lấy quà, khuyến mãi, trao thưởng cho những cá nhân hoặc đơn vị có thành tích thu gom vỏ hộp sữa nhiều nhất.
Theo VNE


 

Trồng cây nano, thu hoạch nhiên liệu hydro

http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/giai-phap/39195_Trong-cay-nano-thu-hoach-nhien-lieu-hydro.aspx



Các kỹ sư điện của ĐH California - San Diego đang “trồng” một cánh rừng đầy các cây sợi nano tí hon với mục đích thu nhận năng lượng mặt trời để tạo ra nhiên liệu hydro.

Công nghệ này sử dụng các vật liệu tự nhiên phổ biến như silicon và kẽm oxit và do đó sẽ là một lựa chọn rẻ tiền để phổ biến nhiên liệu hydro trong tương lai.

Giáo sư Deli Wang từ khoa Điện và Công nghệ máy tính, ĐH Công nghệ Jacobs, UC San Diego tuyên bố rằng đây sẽ là một “phương pháp sạch tạo ra năng lượng sạch”.

Theo giáo sư, các cây nano có cấu trúc các nhánh thẳng đứng là bí quyết để thu nhận mức năng lượng mặt trời tối đa. Kết cấu thẳng đứng sẽ giúp tiếp nhận và hấp thụ trong khi mặt phẳng ngang chỉ phản xạ ánh sáng, điều này cũng tương tự các thụ thể ánh sáng trong mắt người.

Trong các bức ảnh chụp trái đất từ vũ trụ, ánh sáng phản xạ nhiều nhất từ các đại dương hoặc sa mạc trong khi các mảng rừng trong ảnh tối hơn nhiều.

Trồng cây nano, thu hoạch nhiên liệu hydro
Cây nano

Nhóm của GS Wang đã bắt chước cấu trúc này trong thiết kế một dạng chuỗi sợi nano với nhánh 3D, trong đó, họ sử dụng một phản ứng gọi là “ly giải nước bằng quang - điện - hóa học” để sản xuất khí hydro.
"Ly giải nước" là thuật ngữ chỉ quá trình tách phân tử nước thành oxy và hydro làm nhiên liệu. Như vậy, việc tạo ra khí hydro là dựa năng lượng mặt trời trong khi các công nghệ sản xuất hydro hiện tại vẫn sử dụng điện năng được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch.

Nói về công trình của mình, nghiên cứu sinh Ke Sun cũng đồng thời là người phụ trách dự án khẳng định: “So với các nhiên liệu hóa thạch thông thường, khí hydro được xem là nhiên liệu sạch bởi nó không tạo ra carbonic. Tuy nhiên, bản thân quá trình tạo ra hydro lại có hại với môi trường”.

Theo Sun, cấu trúc nhánh thẳng đứng cũng giúp tối ưu hóa sản lượng khí hydro tạo ra. “Chẳng hạn trong một nồi nước sôi, bọt nước phải to dần mới thoát lên đến bề mặt, còn trong cấu trúc cây nano, chúng ta có thể tách chiết các bọt khí hydro rất nhỏ mà nhanh hơn nhiều. Hơn nữa, với cấu trúc này, chúng tôi đã tăng diện tích phản ứng hóa học lên gấp 400.000 lần”. 

Như vậy, quá trình sản xuất nhiên liệu hydro bằng cấu trúc cây nano đạt hiệu quả cao hơn nhiều so với phương pháp sử dụng mặt phẳng thông thường.

Tiếp sau thành công này, nhóm nghiên cứu còn hướng tới một mục tiêu lớn hơn: quang hợp nhân tạo. Trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ ánh sáng mặt trời, đồng thời thu nhận khí carbonic và nước để tạo ra năng lượng hữu cơ cho hoạt động sống của mình.

Ý tưởng của Wang là bắt chước hoạt động này để giữ lại lượng CO2 trong khí quyển, làm giảm phát thải carbonic đồng thời với quá trình sản xuất nhiên liệu hydro.

Sun tuyên bố: “Chúng tôi đang cố gắng bắt chước thực vật, biến ánh sáng thành năng lượng. Chúng tôi hy vọng, trong tương lai gần, các cấu trúc cây nano có thể trở thành một phần trong các thiết bị hữu hiệu vận hành như một cây xanh quang hợp bình thường trong tự nhiên”.

Nhóm của Sun cũng đang tìm các chất thay thế cho kẽm oxit. Kẽm oxit hấp thụ tia cực tím trong ánh mặt trời nhưng có độ ổn định thấp do đó có thể làm giảm tuổi thọ của thiết bị cây nano.

Tham khảo: Sciencedaily
Theo Đất Việt, Sciencedaily


 

Nông dân chế tạo ô tô chạy nhờ gió

http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/cong-nghe-moi/39106_Nong-dan-che-tao-o-to-chay-nho-gio.aspx



Một nông dân Trung Quốc chỉ cần ba tháng để chế tạo chiếc xe hơi hoạt động nhờ sức gió và ánh sáng mặt trời.


Ông Tang Zhengping và chiếc xe sử dụng sức gió của ông
Ông Tang Zhengping và chiếc xe sử dụng sức gió của ông. (Ảnh: Rex Features)

Metro cho biết, xe của ông Tang Zhengping, một nông dân tại thành phố Bắc Kinh, hoạt động nhờ hai pin và hai máy phát điện. Một pin sẽ được sạc khi pin kia đang cấp điện cho xe. Cơ chế tương tự cũng được áp dụng với hai máy phát điện.

Ông Tang lắp thêm hai tấm pin mặt trời ở hai bên thành xe và cánh quạt ở đầu. Cánh quạt và hai tấm pin mặt trời bổ sung thêm điện khi xe đang chạy. Điện trong hai quả pin đủ để xe sử dụng trong hai hoặc ba ngày.
"Xe của tôi di chuyển với tốc độ tối đa 140km/h, còn thời lượng sử dụng pin của nó dài hơn ô tô điện thông thường, loại phương tiện không có máy phát điện", ông Tang cho biết.

Phong trào khai thác sức gió để sản xuất điện tại Trung Quốc bùng nổ trong vài năm gần đây. 5 năm trước Trung Quốc không có nhà máy phong điện nào, song vào năm 2011 Trung Quốc trở thành nước lắp đặt nhiều turbine gió nhất thế giới. Vì thế, nếu chiếc xe hơi sản xuất điện nhờ gió và ánh sáng mặt trời của Tang trở thành một sản phẩm thương mại, rất có thể nó sẽ được người dân Trung Quốc chào đón.
Theo VNE


 

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Núi lửa phun cột bụi cao gần 10 km

http://tin180.com/khoahoc/tin-khoa-hoc/20120418/nui-lua-phun-cot-bui-cao-gan-10-km.html


Cột bụi có chiều cao khoảng 9.500 m bốc lên từ đỉnh của một núi lửa thuộc vùng Viễn Đông của Nga trong đợt phun trào hôm qua. (19/4/2012)


Núi lửa Shiveluch trên bán đảo Kamchatka của Nga. Ảnh: RIA Novosti.
Núi lửa Shiveluch trên bán đảo Kamchatka của Nga. Ảnh: NASA.

RIA Novosti đưa tin các đợt phun trào của núi lửa Shiveluch – có độ cao 3.283 m – tại bán đảo Kamchatka của Nga bắt đầu tăng từ tháng 5/2009. Từ đó tới nay nó thường xuyên phun ra những cột bụi có độ cao từ 3 tới 10 km.

“Một đợt phun trào mạnh xảy ra vào lúc 5h59 sáng 16/4 theo giờ địa phương. Người ta có thể thấy cột bụi từ khoảng cách 40 km và nó đang di chuyển về phía đông. Đây là đợt phun trào mạnh nhất trong năm”, một quan chức trong Viện Núi lửa và Địa chất Viễn Đông của Nga cho biết.

Các nhà khoa học nói hoạt động nủi lửa núi lửa Shiveluch trong khoảng hai tới ba năm qua khiến hình dạng của nó thay đổi đáng kể. Kích thước miệng núi tăng thêm 50%, còn các sườn dốc hơn so với trước kia.

Đợt phun trào mới nhất không đe dọa dân cư xung quanh núi lửa Shiveluch, song khói, bụi của nó có thể trở thành mối họa đối với sức khỏe con người và môi trường trong những ngày tới. Bụi núi lửa có thể gây sự cố trong các động cơ của máy bay. Tuy nhiên, giới chức chưa ban bố cảnh báo đối với hoạt động hàng không trong khu vực xung quanh núi lửa Shiveluch.

Hơn 150 núi lửa đang tồn tại trên bán đảo Kamchatka, trong đó 29 núi lửa đang hoạt động.


Minh Long
(Theo vnexpress)


‘Thủy triều đỏ’ ở Hải Phòng

http://tin180.com/khoahoc/tin-khoa-hoc/20120421/%E2%80%98thuy-trieu-do%E2%80%99-o-hai-phong.html


Tảo sinh sôi với mật độ cao khiến vùng biển Cát Bà, Hải Phòng xuất hiện “thủy triều đỏ”, với các lớp váng màu đỏ hoặc hồng trên mặt nước kéo dài hơn một tháng qua.


Hiện tượng thủy triều đỏ, hay còn gọi là tảo ‘nở hoa’ ở vùng biển Cát Bà, Hải Phòng. Ảnh do tiến sĩ Nguyễn Văn Nguyên cung cấp.

Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Hải sản phát hiện hiện tượng thủy triều đỏ xảy ra tại khu vực ven biển Đồ Sơn – Cát Bà. Sau khi lấy mẫu, phân tích, tiến sĩ Nguyễn Văn Nguyên, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Hải sản cho biết, loài tảo giáp Noctiluca scintillans, chủng màu đỏ chính là tác nhân gây ra thuỷ triều đỏ ở ven biển Cát Bà.

Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng được biết đến như là những đợt bùng phát tảo biển “nở hoa”, thường xảy ra ở cửa sông.

“Từ cuối tháng 3 đến nay, loài tảo này bùng phát với mật độ cao, tạo ra các váng nước nổi trên bề mặt. Lớp váng có màu từ hồng nhạt đến đỏ tuỳ thuộc vào mật độ và giai đoạn phát triển của tảo”, tiến sĩ Nguyên nói.
Theo ông Nguyên, do tương tác thuỷ triều và dòng chảy, một số khối nước mang theo thuỷ triều đỏ trôi dạt và lưu lại vùng ven bờ, vịnh kín yên tĩnh, nơi chúng có điều kiện tiếp tục gia tăng về mật độ, tạo các lớp váng dày đặc, gây nên các dải thuỷ triều đỏ đậm đặc tại một số vũng, áng, âu thuyền ven đảo Cát Bà và Đồ Sơn.
Ông Nguyên cho rằng, noctiluca scintillans không sinh độc tố, nên không có nguy cơ gây ngộ độc cho người hay thuỷ sản. Nhưng chúng có khả năng tích tụ ammoniac với hàm lượng cao rồi giải phóng vào môi trường nước. Mật độ cao của chúng còn gây tình trạng cạn kiệt ô xy trong vực nước, từ đó có thể gây chết thuỷ sản.

Viện Nghiên cứu Hải sản khuyến cáo người dân cần theo dõi và đề phòng những tác động tiêu cực đến nuôi thủy sản, nhất là khu vực cá lồng tập trung trong các âu, vịnh kín. Trong trường hợp bị dải thủy triều đỏ đậm đặc bao phủ các hộ nuôi cá lồng bè thì phải hạ thấp lồng để tạo không gian cho cá tránh lớp nước thủy triều đỏ, khoảng 3-5 cm tầng mặt.

Thủy triều đỏ lần đầu tiên được ghi nhận ở Hải Phòng tháng 6/2002. Trong năm qua, Viện Nghiên cứu Hải sản phát hiện 3 đợt bùng phát thủy triều đỏ tại khu vực Cát Bà.

Tại Việt Nam, hiện tượng triều đỏ chủ yếu xuất hiện ở khu vực vùng biển Nam Trung Bộ hơn là Vịnh Bắc Bộ và Nam Bộ. Trong đó Bình Thuận là nơi có hiện tượng này thường xuyên, hàng năm từ tháng 3 đến tháng 9 nhất là thời kỳ gió mùa tây nam mạnh lên.

Theo tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lâm, Viện Hải dương học Nha Trang, người có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về thủy triều đỏ, mầm tảo sẵn trong biển, cùng với yếu tố môi trường, nước ấm, ánh sáng mạnh có thể gây nên hiện tượng bùng phát số lượng tế bào tảo, tạo nên sự đổi màu của nước, được gọi là thủy triều đỏ, còn gọi là tảo “nở hoa”.

Tảo “nở hoa” có thể làm biển màu đỏ, màu xanh, hoặc màu xám hay màu cám gạo.
Thủy triều đỏ khi tràn vào bờ biển Bình Thuận. Ảnh: Viện Hải dương học Nha Trang.

Tiến sĩ Lâm cảnh báo, hầu hết các loài tảo gây nở hoa đều có thể làm cho môi trường xấu đi qua sự tiêu giảm lượng ôxy hòa tan trong nước, đồng thời làm cho động vật biển chết hàng loạt.

Hương Thu
(Theo vnexpress)


Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Ông già Ozon: “Người của Bộ Y tế nên học lại vật lý lớp 7″

http://tin180.com/xahoi/chinh-tri-xa-hoi/20111111/ong-gia-ozon-nguoi-cua-bo-y-te-nen-hoc-lai-vat-ly-lop-7.html


“Ngay khi tôi dập dịch xong tại Ninh Thuận, tôi chỉ mong Bộ Y tế cho người của mình học lại vật lý lớp 7 và hóa học lớp 8”.
 
21h30 tối qua (10/11), PV Báo GDVN tiếp tục liên hệ với “Ông già Ozon” Nguyễn Văn Khải về việc triển khai chống dịch tay chân miệng (TCM) giúp bà con ở tỉnh Ninh Thuận. TS.Khải cho hay: “Đến giờ phút này, tôi khẳng định là tôi đã thành công rồi, có vô số bà con ở Hà Nội và nhiều tỉnh gọi điện, gửi thư điện tử, đến tận nhà nhờ… tất cả đều sử dụng Anolyt và có kết quả tốt. 4h sáng mai, tôi sẽ mang theo một máy nhỏ bay vào Nha Trang, rồi từ đó đến Ninh Thuận.

Tôi cũng đề nghị với ông Trần Xuân Hòa – Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Ninh Thuận phải ngay lập tức huy động tất cả máy tạo Anolyt ở các cơ sở chế biến thủy sản và các cơ sở y tế để tôi triển khai dập dịch cho bà con”.

Ông già Ozon: ’Người của Bộ Y tế nên học lại vật lý lớp 7’ - Tin180.com (Ảnh 1)
Người dân đến tận nhà TS.Khải xin Anolyt
 
TS.Khải cho hay, ông đang chuẩn bị một số đồ dùng cá nhân cần thiết, sẵn sàng ở lại với nhân dân tỉnh Ninh Thuận 1 tuần để chống dịch TCM.
 
Khi PV hỏi: Ông có chắc chắn sẽ dập dịch thành công như những lần trước đây? TS.Khải trả lời dứt khoát: “Tôi tự nguyện xin ngồi tù nếu không làm được việc ấy cho nhân dân tỉnh Ninh Thuận. Tôi cũng nói thẳng, những ngày vừa qua tôi tư vấn cho hàng trăm người dân ở Hà Nội và nhiều tỉnh khác, nếu mà tôi nói sai thì họ sẽ không tha cho tôi đâu, cho đến giờ này cũng có hàng trăm người gọi điện cảm ơn rồi.
Tôi rất mừng vì các cháu đã thoát bệnh. Tôi gần 70 tuổi rồi, không nói đùa với tính mạng con người được, đó là thế hệ tương lai của đất nước, là đồng bào của tôi… chỉ có những kẻ lòng dạ xấu xa thì mới nói những điều xằng bậy. 
  Biết bao nhiêu người dân nhờ tôi hướng dẫn, có nhiều người tới tận nhà tôi còn cho nước Anolyt không lấy tiền, không một ai trong số đó lại không khỏi, không một ai trong số đó nói xấu gì tôi cả. Mà tôi đã nói rồi đây là nước muối điện phân tạo ra 9 loại ion, có tác dụng diệt virus, vi khuẩn, nấm mốc, bào tử. Khi các cháu bắt đầu xuất hiện các nốt này trên cơ thể thì phải ngâm vào Anolyt ngay, chỉ cần làm một lần đã gần như hết ngứa, mà không ngứa thì sẽ không gãi, không lây lan ra những chỗ khác”.

Tiếp tục cuộc trao đổi, PV đọc cho TS.Khải nghe phản hồi của một độc giả tự xưng làm trong ngành y tế cho rằng: “TS Khải gặp may, đây là bệnh tự khỏi, những trường hợp ông chữa đều sắp khỏi”. Nghe thông tin này, TS Khải đã nêu một loạt các câu hỏi: “Nếu các ông bà nói rằng hầu hết các trường hợp mắc TCM miệng tự khỏi, vậy tại sao có 143 cháu chết? Ai biết được rằng, trường hợp của mình sẽ tự khỏi hay sẽ chết?

Nếu các ông bà bảo rằng tôi gặp may vì những trường hợp bị TCM sắp khỏi bệnh mới gọi cho tôi, vậy thì tôi chỉ gặp may với vài chục người thôi chứ, sao có thể gặp may với hơn 1000 người? Nếu các ông bà bảo rằng, bệnh này hầu như tự khỏi, vậy tại sao khi người dân đưa con đến bệnh viện tại sao các ông bà lại tính tiền, thậm chí có người mất nhiều triệu đồng? Nếu các ông bà bảo bệnh này hầu như tự khỏi thì tại sao lại phải nhập thuốc điều trị bán mấy triệu đồng một liều?

Trong khi người dân áp dụng cách của tôi chỉ hết hai chục nghìn đồng và không lo bệnh sẽ nặng, khỏi rồi thì cần gì tới cái liều thuốc mấy triệu kia nữa? Nếu bệnh này phần lớn tự khỏi thì các ông bà cần gì phải tổ chức họp báo làm rùm beng cả nước như thế? Tôi cho rằng, cần phải có ai đó chịu trách nhiệm về cái chết của 143 cháu bé, dù luật pháp không xử thì đối với nhân dân, các ông bà cũng coi như bị xử rồi đấy”.

Ông già Ozon: ’Người của Bộ Y tế nên học lại vật lý lớp 7’ - Tin180.com (Ảnh 2)
TS.Khải: Phải có ai đó chịu trách nhiệm về cái chết của 143 trẻ bị TCM

Vào ngày 27/10, sau khi biết được thông tin TS.Khải sử dụng Anolyt hỗ trợ cho người dân trị bệnh TCM, Báo GDVN đã đăng bài viết “Tôi xin đi tù nếu không chữa được bệnh chân tay miệng”. Sau khi đọc bài báo, có hàng trăm độc giả trên khắp cả nước có con bị TCM đã liên hệ với TS.Khải để nhờ hướng dẫn tìm chỗ xin Anolyt về điều trị cho con mình. Sau đó, PV Báo GDVN đã trực tiếp liên hệ với các gia đình có con bị TCM tại Hà Nội, TP.HCM và một số đia phương khác để xác nhận kết quả điều trị, và tất cả những ai đã áp dụng phương pháp này đều thu được kết quả tốt.

Khi nghe PV đặt câu hỏi: Ông có yêu cầu gì với Bộ Y tế sau khi giúp tỉnh Ninh Thuận dập dịch TCM thành công? TS.Khải trả lời: “Tôi nhắc lại là tôi tự nguyện đi tù nếu không làm được điều mình đã hứa. Tôi biết là có nhiều ý kiến đả kích, bêu riếu tôi, nhưng tôi không tranh luận. Điều tôi quan tâm là sức khỏe của các cháu bé chứ không phải việc các ông bà đó nói gì.

Ngay khi tôi dập dịch xong tại Ninh Thuận, tôi yêu cầu Bộ Y tế cho người của mình học lại vật lý lớp 7 và hóa học lớp 8. Tôi chỉ yêu cầu duy nhất điều ấy thôi. Là người làm khoa học, hơn ai hết họ phải hiểu những vấn đề mà thực tiễn xã hội đặt ra. Mang danh công bộc của dân, thì càng phải nghiêm khắc hơn với chính mình".

Cả cái nghành y có bao nhiêu người vỗ ngực nhận mình bằng cấp cao mà để cho 143 cháu chết là không chấp nhận được, để cho bao nhiêu nơi sống cùng với dịch là không thể chấp nhận, để cho bao nhiêu người phải đưa con đi viện, làm tốn biết bao nhiêu tiền của nhân dân là không chấp nhận được. Thế còn tại sao tôi là một Tiến sĩ vật lý mà lại chữa được?

Xin thưa, mổ xẻ là vật lý; còn tiêm thuốc, bôi thuốc là hóa học. Nếu ai ở ngành y mà dám nói phương pháp tôi đã công bố không hiệu quả thì tôi sẽ kiện ra tòa, vì đó là hành động ngăn cản một biện pháp cứu chữa hiệu quả cho trẻ, làm cho bệnh nặng lên, đó là một hành động độc ác, vô lương tâm”.

Kết thúc cuộc trao đổi với PV, TS.Khải không dấu được sự xúc động khi nhắc tới những cháu bé đã tử vong vì bệnh TCM và nêu ra vấn đề nổi cộm và rất đáng phải quan tâm: “Một cháu bé mất tích thì tất cả đều quan tâm, báo chí khắp nơi đưa tin. Một cháu bé mất tích khiến tất cả hồi hộp theo dõi, vậy thì tại sao 143 đứa trẻ đã chết lại không đáng để nói? Giả sử 143 cháu này bị bắt cóc thì người ta có quan tâm không? Chắc chắn là rất quan tâm, mà sự việc vừa xảy ra tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương là minh chứng.
  Vậy thì tôi vẫn hỏi lại rằng: Tại sao 143 sinh linh đáng thương kia lại không đáng để chúng ta đem ra bàn, xem trách nhiệm ấy thuộc về những ai, đơn vị nào? Vì đâu mà những đứa trẻ ấy phải chết một cách oan uổng như vậy?

Tôi phải nói ra sự thật rất đáng buồn này là vì dịch bệnh và số người chết thì vẫn tăng lên, trong khi đó không một tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm và không có một chương trình hành động thực sự hiệu quả, bởi nếu nó hiệu quả thì số người chết và bị TCM miệng phải giảm đi chứ không thể tăng chóng mặt như vậy”.

(theo giaoduc)

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Mẫu cây tương lai

http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/giai-phap/38849_10-mau-cay-nhan-tao-giam-o-nhiem-thanh-pho-trong-tuong-lai.aspx

Khai thác năng lượng bằng cách trồng những loại cây nhân tạo chắc chắn sẽ là phương pháp hữu hiệu được áp dụng trong tương lai.

1. Mẫu cây đèn đường

Mẫu cây đèn đường

Concpet cây nhân tạo thắp sáng đường phố nhờ năng lượng mặt trời, là ý tưởng của Vinaccia Integral Designers. Những cây nhân tạo này sẽ thu năng lượng mặt trời vào ban ngày nhằm tạo ra nguồn điện để thắp sáng đường phố vào ban đêm. Thân cây được làm bằng chất liệu nhôm nhẹ với sáu cành xòe ra xung quanh và mỗi cành lại được đặt những tế bào năng lượng mặt trời bằng silicon trong suốt, ở những góc khác nhau, đảm bảo thu được tối đa nguồn năng lượng mặt trời vào mọi thời gian trong ngày. Mỗi cành này có thể tạo ra nguồn điện 100W. Năng lượng điện được giữ trong một tấm pin và có khả năng tạo ra điện làm sáng bóng đèn LED 48W.

2. Mẫu WARP

Mẫu WARP

Water and Air Recycling Pad (WARP) được thiết kế bởi Water and Air Recycling Pad với mục đích chính là: nhằm làm giảm bớt thiệt hại gây ra từ hành động chặt cây bừa bãi. Với mục đích này, mẫu cây nhân tạo WARP sẽ giúp tái chế không khí và duy trì độ ẩm. Năng lượng thu được từ mặt trời sẽ đảm bảo cho viêc sử dụng các tấm điện quang, một nơi dự trữ nước được nối với bốn bể tảo và toàn bộ hệ thống này được kết nối với hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới cấp nước, trạm điện và tàu sản xuất dầu diesel sinh học. Tảo được đặt trong bình dự trữ nước sẽ truyền năng lượng theo yêu cầu. Ngoài ra, cây còn được lắp hai bộ đèn LED để thắp sáng vào ban đêm và một ổ cắm để sạc xe điện phía dưới.

3. Concept của Anthony DiMari

Concept của Anthony DiMari

Anthony DiMari đã mở rộng ý tưởng cây nhân tạo của mình vào áp dụng trong các khu vực nội đô. Mẫu thiết kế này không chỉ cung cấp nguồn năng lượng, từ những nguồn năng lượng có thể tái tạo mà còn có khả năng dự trữ nước mưa. Cây được làm từ các sợi tổng hợp và bao quanh bởi một trường điện áp và chúng sẽ hấp thụ nước mưa và chuyển xuống lòng đất, chuyển hóa thành năng lượng điện. Thêm vào đó, những cây nhân tạo này cũng được sắp xếp theo một trật tự nhất định để kết hợp sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Đây sẽ là ý tưởng tạo ra những khu công viên xanh trong đô thị.

4. Cây phát sáng - Light Tree

Cây phát sáng - Light Tree

Omar Huerta đã thiết kế ra mẫu cây Light Tree nhằm tạo ra năng lượng điện từ năng lượng mặt trời. Bên trong thân cây chứa đầy nước, có chức năng như một đường truyền đến các bóng đèn LED giúp cây phát sáng vào buổi tối. Cùng với đó, kỹ thuật thủy canh cũng được áp dụng vào thiết kế này bằng cách, gieo các hạt giống lên phía trên của cây và các hạt mầm này sẽ phát triển ngay trên thân cây nhân tạo.

5. Cây tương tác năng lượng mặt trời SonUmbra

Cây tương tác năng lượng mặt trời SonUmbra

Mẫu cây này mang tên SonUmbra và được làm từ loại vải phát sáng. Những sợi vải đặc biệt này được đan với nhau thành một tấm lưới giống như những nhành cây phát sáng. Vào ban ngày, cây cũng thu năng lượng để thắp sáng từ năng lượng mặt trời và được tích trữ trong pin. Ban đêm, nguồn năng lượng dự trữ sẽ được tạo ra để âm thanh và ánh sáng tương tác với nhau.

6. Mẫu UTree của Xabier Perez

Mẫu UTree của Xabier Perez

UTree (Urban Photovoltaic Tree) là mẫu cây nhân tạo có khả năng áp dụng vào thực tiễn nhất. Năng lượng thu nhận từ tia nắng mặt trời vào ban ngày sẽ được chuyển thành năng lượng điện thắp sáng hệ thống đèn giao thông, đèn đường, và những hệ thống chiếu sáng công cộng khác. UTree được thiết kế hình cây có tán lá rộng và dẹt, mỗi lá được gắn 77 tế bào năng lượng mặt trời và có khả năng tạo ra nguồn điện 2.5W. Đặc biệt, mẫu cây này không chiếm nhiều diện tích và có thể xoay để đảm bảo thu nhận tối đa ánh sáng mặt trời, dễ dàng lắp đặt và tháo bỏ.

7. Cây sử dụng công nghệ Nanoleaf

Cây sử dụng công nghệ Nanoleaf

Mẫu thiết kế này sử dụng công nghệ “Nanoleaf” là chính, để tạo ra nguồn năng tái tạo từ mặt trời, gió và mưa. “Nanoleaf” bao gồm nhiều tế bào năng lượng mặt trời, tế bào giữ nhiệt và các nhành cây. Năng lượng mặt trời sẽ được các tế bào năng lượng mặt trời còn năng lượng gió khi thổi qua các nhành cây cũng tạo ra một nguồn năng lượng có ích. Theo các nhà nghiên cứu, cứ 6km trồng một cây này sẽ cung cấp đủ điện tiêu dùng cho một căn hộ đơn.

8. Cây nhân tạo của Ross Lovegrove

Cây nhân tạo của Ross Lovegrove

Mẫu cây năng lượng mặt trời này của Ross Lovegrove là sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật. Chúng cũng đã được sử dụng để thắp sáng đường phố Ringstrasse trong tuần lễ Vienna Design. Với mẫu cây này, bạn có thể thoải mái sạc điện thoại, máy tính hay các thiết bị điện tương tự khác.

9. Cây thu khí thải CO2

Cây thu khí thải CO2

Tiến sĩ Klaus Lackner đến từ Đại học Columbia chính là tác giả của sáng tạo này. Thiết kế của ông không chỉ tạo ra năng lượng mà còn rất hữu ích trong sự nóng lên của trái đất. Mẫu cây này trông giống như chiếc quạt điện với chiều cao hơn 300m, phần cánh được làm từ natri hydro hóa lỏng. Quá trình làm việc của cây tương tự như quá trình quang hợp ở cây xanh thật và có khả năng tạo ra nguồn năng lượng 3MW, thu được 90.000 tấn chất thải CO2. Vì vậy, thiết kế này chắc chắn sẽ mang bầu không khí sạch đến cho thành phố trong tương lai.

10. Mẫu thiết kế của Nissan

Mẫu thiết kế của Nissan

Tại Triển lãm Điện tử và Công nghệ Thông tin tiên tiến nhất năm 2010 (CEATEC 2010), Nissan đã giới thiệu mẫu cây nhân tạo năng lượng mặt trời dành cho những thành phố bị ô nhiễm trong tương lai. Cây năng lượng mặt trời này gồm ba tấm pin mặt trời có mặt kính mờ để thu được tối đa ánh sáng mặt trời, tạo ra hiệu suất cao hơn gấp 30% so với pin mặt trời bình thường. Ngoài ra, các tấm pin còn có khả năng theo dõi vị trí ánh sáng mặt trời chiếu vào từng thời điểm trong ngày. Với khoảng 1000 cây được trồng trên đường cao tốc sẽ tạo ra điện năng tiêu dùng cho 1000 hộ gia đình.

.

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Những loài động vật lạ mắt

http://www.baomoi.com/Nhung-loai-dong-vat-la-mat/79/8217451.epi

Thế giới động vật vô cùng phong phú, có nhiều loài chúng ta thường xuyên được gặp, song cũng có không ít loài chúng ta chưa từng được biết đến. Dưới đây là một số loài động vật khác lạ:

-



Rồng biểu hình lá.

Gấu mặt trời, tên gọi khoa học là Helarctos malayanus.

Rồng lửa ở Mêhicô.

Khỉ aye-aye.

Chó Komondor.

Thỏ Angora.

.

Thảm thương các loài động vật bị lột da

http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/Tham-thuong-cac-loai-dong-vat-bi-lot-da/20124/201915.datviet

Vương quốc động vật chưa bao giờ trông rùng rợn như thế này. TS. Gunther von Hagens, tác giả đằng sau Triển lãm Body Worlds, vừa mang hàng trăm sinh vật bị lột da đến trưng bày ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên của Anh.

 Triển lãm mang tên “Động vật lộn trong ra ngoài” được xây dựng nhằm truyền đi thông điệp nhắc nhở mọi người về quyền động vật và những loài đang bị đe dọa tuyệt chủng.

“Khi người ta càng nghĩ về sự yếu ớt của chính cơ thể họ thì họ càng trân trọng cơ thể người khác và của động vật,” TS. Gunther nói.

Khách tham quan bảo tàng được xem gần 100 mẫu vật được nhựa hóa (kỹ thuật ướp xác bằng cách thay thế các tế bào nước và chất béo bằng nhựa plastic) từ dê, hươu cao cổ, bạch tuộc và đà điểu châu Phi.

Cá mập xanh khi bị lột da. (Nguồn: Daily Mail)

Các bảo tàng thường trưng bày các bộ khung xương, động vật nhồi bông hoặc được ngâm trong dung dịch. Nhưng tại triển lãm lần này, người xem được xem động vật theo một cách hoàn toàn khác, được nhìn cận cảnh từng chi tiết dưới da của các động vật được trưng bày.

TS. von Hagens – đang bị hành hạ bởi căn bệnh Parkinson's, nói rằng ông cũng muốn cơ thể mình được trưng bày theo cách như vậy khi ông qua đời.

Đà điểu châu Phi "hiện nguyên hình" với nhiều bó cơ. (Nguồn: Daily Mail)

Vị giáo sư 66 tuổi rất hay tạo nên tranh cãi trong suốt sự nghiệp của mình. Năm 2005, ông đã tự tay cắt các tử thi trong một chương trình truyền hình trực tiếp.

Năm ngoái, phòng thí nghiệm của ông đã chọc giận những người theo đạo Thiên Chúa ở Đức vì họ bán các bộ phận cơ thể trên mạng, trong đó có các lát cắt và đầu người.

Còn đây là bạch tuộc không da. (Nguồn: Daily Mail)

Sinh ra ở Ba Lan vào năm 1945, von Hagens được chẩn đoán mắc rối loạn chảy máu hiếm gặp, nên đã suýt chết khi lên 6. Ông học ở ĐH Y Jena từ lúc 20 tuổi, nhưng mãi tới năm 1975 ông mới bắt đầu các thử nghiệm bảo quan bộ phận cơ thể bằng polymer.

Năm 1982, ông được cấp bằng sáng chế cho kỹ thuật plastic hóa (plastination technique – nhựa hóa) tử thi và xác động vật. Kỹ thuật này đang được nhiều phòng thí nghiệm khắp thế giới sử dụng.
 
Trúc Quỳnh (Theo Daily Mail)
.

những loài động vật "quái gở" nhất hành tinh

http://www.baomoi.com/Can-canh-nhung-loai-dong-vat-quai-go-nhat-hanh-tinh/79/7359481.epi

1. Cá thòi lòi

Tên khoa học của loài cá này là "Boleophthalmus boddarti" (tiếng Anh là "Mudskipper"). Chúng lọt vào danh sách các loài động vật kỳ lạ bởi các đặc điểm có "một không hai" của mình. Ngay từ hình dáng, cá thòi lòi đã tỏ ra “dị hợm” so với các loài cá thông thường bởi đôi mắt lồi như mắt ếch, nhô hẳn trên đỉnh đầu. Cái tên gọi “thòi lòi” bắt nguồn từ chính đôi mắt này.


Cá thòi lòi chẳng giống bất cứ loài cá nào ở chỗ chúng có thể sống, chạy, nhảy và kiếm mồi ngay trên cạn một cách điêu luyện. Điều làm nên sự “phi thường” này nằm ở cấu tạo cơ thể đặc biệt, giúp chúng có thể trữ nước trong mang, tạo điều kiện hô hấp ngay cả khi lên cạn. Bên cạnh đó, chúng còn có thể trao đổi khí qua da như ếch.

Cũng nhờ cấu tạo cơ thể đặc biệt này mà cá thòi lòi còn có một khả năng hi hữu khác là… leo cây. Khả năng này đã “đem đến” cho chúng một tên gọi khác là “cá leo cây”.



Cá thòi lòi thường chọn nơi có địa hình khá “hiểm” để đào hang trú ẩn như các lùm cây hay rễ cây chằng chịt. Hang ổ của chúng có thể sâu đến 2m với nhiều ngóc ngách.

2. Cá rồng biển

Thuộc cùng dòng họ cá chìa vôi với cá ngựa (sea horse) và cá ống (tube fish), hai loại cá rồng biển chúng ta sắp gặp gỡ dưới đây đều nằm trong danh sách sinh vật nằm bên bờ tuyệt chủng. Có hai loại cá rồng biển: Một loại thân như đầy lá (leafy sea dragon) và một loại thân như mọc cỏ (weedy sea dragon). Cả hai đều sống trong vùng biển nông và ấm tại phía Nam và Tây châu Úc.


Giống như cá ngựa, cá rồng biển sinh con theo một cách kỳ lạ: Con đực mang thai. Cá cái sản xuất khoảng 200 trứng màu hồng nhạt rồi đưa các trứng này vào đuôi con đực qua một ống dẫn. Trứng cá sẽ bám dính vào nguồn cung cấp khí ôxy ở đuôi cá đực.

Tùy theo điều kiện nước xung quanh mà trứng sẽ bắt đầu nở sau khoảng 7 - 8 tuần lễ. Lúc đó, trứng cá sẽ chuyển sang màu tía. Sau thời kỳ này, con đực sẽ đẩy cá con ra khỏi đuôi. Quá trình này kéo dài từ 24 - 48 tiếng.


Loài cá này có những chấm rất đẹp dọc theo cơ thể. Mỗi cá thể lại có những hoa văn dạng đốm riêng. Những hoa văn này giống như dấu vân tay ở người, là đặc điểm giúp phân biệt các cá thể cá rồng biển với nhau.

3. Cá chuồn

Cá chuồn là một loài cá sống dưới đại dương, nơi có rất nhiều kẻ săn mồi vô cùng hung tợn, luôn sẵn sàng cho những cuộc tấn công không biết mệt mỏi. Để chạy thoát một cách nhanh nhất khỏi tay kẻ thù, cá chuồn được trang bị một bộ cánh trông như cánh của con chuồn chuồn, sẵn sàng lao lên khỏi mặt nước rồi… bay đi như một loài chim.

Chúng nhấc mình lên khỏi mặt nước, đập đuôi ở tốc độ khủng khiếp (70 lần/giây), tạo ra vận tốc đủ nhanh để lướt trên mặt nước. Sau đó, cá chuồn sẽ mở rộng vây bay hai bên, bắt đầu bay lượn trên không trung. Nó có thể bay đạt tốc độ 56km/giờ.


Các nhà khoa học cho rằng, loài cá này tăng khoảng cách và thời gian bay trên không bằng cách lợi dụng sức gió đẩy lên. Theo kết quả nghiên cứu, chúng có thể ở trên không 30 giây, thời gian vừa đủ để tránh xa sự “nhòm ngó” của kẻ đi săn.

Khi hạ dần độ cao xuống mặt nước, nếu muốn bay nữa, cá chuồn chỉ cần đập nhẹ đuôi xuống nước và tăng tốc là có thể bắt đầu một chuyến bay lượn khác. Trong trường hợp muốn ngừng bay, chúng sẽ gập cánh lại và rơi xuống nước.

4. Bọ cánh cứng Stag Beetle

Loài bọ cánh cứng Stag beetle là một trong số 1.200 loài côn trùng thuộc họ nhà Lucanidae, được nhận biết với chiếc sừng lớn màu đỏ trên đầu. Kích thước trung bình của loài bọ này khoảng 5 - 7 cm chiều dài. Đây là loài bọ hết sức quý hiếm và cái giá cho nhà sưu tập muốn sở hữu “em” là 89.000 USD (tương đương 1,8 tỷ VNĐ – một cái giá khủng khiếp). Tuy nhiên, các nhà sưu lại cho rằng số tiền này hoàn toàn tương xứng với giá trị của nó.


5. Rồng Komodo

Rồng Komodo (Varanus komodoensis) là loài thằn lằn lớn nhất thế giới với chiều dài cá thể trưởng thành rơi vào 2 - 3m. Đây là một loại động vật thuộc họ kỳ đà, (Varanidae), sống nhiều trên các đảo và quần đảo thuộc Indonesia. Thức ăn của chúng rất phong phú, từ các loại côn trùng cho đến các loại thú như dê, trâu rừng, lợn lòi hoang dã.

Loài thằn lằn lớn nhất thế giới, rồng Komodo, có nọc độc trong miệng, khiến con mồi rơi vào trạng thái tê liệt sau mỗi nhát cắn. Phát hiện này cho thấy chúng nguy hiểm hơn so với nhiều loài bò sát khác.


Sau khi cắn con mồi, rồng Komodo thường để chúng bỏ chạy và không đuổi theo. Tuy nhiên, những con vật bị rồng Komodo cắn thường chết vì chảy máu liên tục. Tới lúc đó, rồng Komodo mới lần theo mùi máu để tìm ra con mồi. Tuy vậy, do con mồi không chết ngay nên nhiều nhà khoa học tin rằng, loài thằn lằn lớn nhất hành tinh không có nọc độc. Thay vào đó, “đội quân” vi khuẩn trong miệng rồng giúp chúng ngăn chặn sự đông máu của con mồi.

Tuy vậy, trên thực tế, nọc độc trong miệng rồng Komodo là hợp chất hoạt động rất mạnh mẽ, giống chất độc của nhiều loài rắn. Khi chúng cắn, chất độc sẽ theo nước bọt ngấm vào cơ thể con mồi. Chất độc khiến con mồi choáng váng vì tê liệt thần kinh, làm giãn mạch máu và ngăn chặn sự đông máu. Sau khi bỏ chạy, con mồi sẽ chết dần chết mòn do mất máu quá nhiều.

.