"Chúng
ta chỉ có một Trái đất, và từ ISS, tôi có thể thấy rõ dấu ấn của nhân
loại trên hành tinh này; chúng ta hành hạ hành tinh của mình một cách
khủng khiếp, trong khi đương nhiên là chúng ta phải cứu vớt ngôi nhà duy
nhất của mình".
Báo cáo "Hành tinh sống” do WWF 2012 công bố đã nêu ra lo ngại về sự suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào năm 2030.
Thói tiêu thụ thái quá,
sự khai thác kiệt quệ các tài nguyên thiên nhiên, và dân số ngày càng
lớn đẩy Trái đất vào hiểm họa, theo báo cáo “Hành tinh sống 2012” của
WWF (World Wide Fund for Nature, Quĩ Bảo tồn Thiên nhiên). Báo cáo này
do phi hành gia người Hà Lan Andre Kuipers khởi xướng khi bay trên Trạm
Không gian Quốc tế (ISS) vòng quanh trái đất và được công bố cứ hai năm
một lần. "Chúng ta chỉ có một Trái đất, và từ ISS, tôi có thể thấy rõ
dấu ấn của nhân loại trên hành tinh này; chúng ta hành hạ hành tinh của
mình một cách khủng khiếp, trong khi đương nhiên là chúng ta phải cứu
vớt ngôi nhà duy nhất của mình.”
Theo Jim Leape, Tổng giám đốc của WWF
Quốc tế có trụ sở chính tại Gland (Thụy Sĩ), loài người "sống như thể họ
đã có thêm một hành tinh nữa sẵn đó làm dự trữ. Chúng ta sử dụng tài
nguyên nhiều hơn 50% so với khả năng mà Trái đất có thể cung ứng bền
vững, và nếu không có gì được thay đổi, vào năm 2030, thậm chí hai hành
tinh như Trái đất cũng vẫn sẽ không đủ cho chúng ta”.
“Báo cáo này cũng giống như một cuộc
tổng kiểm kê về hành tinh này, và kết quả cho thấy rằng hành tinh của
chúng ta đang đau ốm dừ tử", Jonathan Baillie thuộc Hội Động vật học
London, đồng tác giả của báo cáo này trần tình. "Bỏ qua chẩn đoán này sẽ
đưa lại hậu quả trọng yếu cho nhân loại; chúng ta có thể khôi phục lại
sức khỏe của hành tinh này, nhưng chỉ bằng cách giải quyết tận căn rễ:
sự tăng trưởng dân số và sự tiêu thụ quá trời”, ông nói thêm.
Suy sụp kể từ năm 1970
Báo cáo “Hành tinh sống 2012” sử dụng
một chỉ số để đo những thay đổi về sức khỏe của hệ sinh thái của hành
tinh. Chỉ số này theo dõi hơn 9.000 quần thể của hơn 2.600 loài, và cho
thấy một sự suy sụt tổng thể trong tất cả các quần thể kể từ năm 1970.
Những hệ sinh thái nhiệt đới đang chịu tổn hại nhiều nhất, với một sự
suy giảm 60% trong 40 năm qua. Báo cáo này cũng nêu bật tác động của quá
trình đô thị hóa. Vào năm 2050, hai trong ba người sẽ sống ở các thành
phố. Dân số ở các nước nghèo đã tăng lên 4,3 lần kể từ năm 1961, và dấu
ấn sinh thái của họ đã tăng lên 323% trong khoảng thời gian này, báo cáo
cảnh báo.
Ngoài ra, 13 triệu ha rừng đã bị mất đi
mỗi năm trên thế giới từ năm 2000 đến 2010. Các nước BRIICS (Brazil,
Nga, Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc) và các nước có thu nhập trung bình
đã tăng dấu ấn sinh thái bình quân đầu người của họ 65% kể từ năm 1961.
Tuy nhiên, sự khác biệt giữa dấu ấn sinh thái (trên đầu người, ND) của
các nước giàu và của các nước nghèo vẫn còn rất lớn. Báo cáo cho thấy
những dấu ấn sinh thái của các nước giàu là năm lần cao hơn so với ở các
nước nghèo. 10 quốc gia có dấu ấn sinh thái cao nhất trên đầu người là
Qatar, Kuwait, UAE, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Bỉ, Úc, Canada, Hà Lan và Ireland.
Dân số thế giới đã tăng hơn gấp đôi kể
từ năm 1950. Từ 7 tỷ người vào năm 2011, dự kiến dân số sẽ đạt trên 9,3
tỷ vào năm 2050. Báo cáo đề xuất cách để "tạo ra một tương lai yên ấm”
cho "9 hoặc 10 tỷ” người từ nay đến năm 2050. Giải pháp bao gồm việc tạo
dựng một nền sản xuất sử dụng ít năng lượng hơn, và giảm tiêu thụ. Báo
cáo này được xuất bản năm tuần trước khi hội nghị về Phát triển bền vững
của Liên hợp quốc được tổ chức tại Rio vào tháng sáu này và được gọi là
Rio+20. Chính tại Rio vào năm 1992 Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất đầu
tiên đã được tổ chức.
HOÀNG HỒNG MINH (TẠP CHÍ TIA SÁNG)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét