Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

Những "quái vật" có nguy cơ tuyệt chủng

http://www.khoahoc.com.vn/giaitri/thu-vien-anh/37428_Nhung-quai-vat-co-nguy-co-tuyet-chung-cao.aspx

Những động vật dưới đây là những loài kỳ lạ nhất trên hành tinh – và cũng loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất.

Hội động vật học London (Zoological Society of London - ZSL) vừa công bố danh sách 100 loài động vật có vú và lưỡng cư hiếm thấy, kỳ lạ và có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới. Danh sách này bao gồm cá heo mỏ ở sông Dương Tử (Trung Quốc), lợn biển, ếch tía,...

Dưới đây là một số động vật kỳ lạ và có nguy cơ tuyệt chủng cao trong danh sách của ZSL:

Loài lợn biển thường sống ở vùng nước ấm thuộc tây Ấn Độ, nhưng thỉnh thoảng chúng cũng bơi xuống vùng biển gần New York (Mỹ).
Loài lợn biển thường sống ở vùng nước ấm thuộc tây Ấn Độ, nhưng
thỉnh thoảng chúng cũng bơi xuống vùng biển gần New York (Mỹ).

Loài chuột voi ở Kenya có cơ thể giống giữa loài voi và chuột. Thức ăn ưa thích nhất của chúng là những loài côn trùng
Loài chuột voi ở Kenya có cơ thể giống giữa loài voi và chuột.
Thức ăn ưa thích nhất của chúng là những loài côn trùng

Heo vòi châu Á đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng do môi trường sống tự nhiên bị thu hẹp.
Heo vòi châu Á đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
nghiêm trọng do môi trường sống tự nhiên bị thu hẹp.

Loài lười chỉ sống trên các hòn đảo ở ngoài khơi Panama thuộc Trung Mỹ.
Loài lười chỉ sống trên các hòn đảo ở ngoài khơi Panama thuộc Trung Mỹ.

Con kỳ giông khổng lồ ở Trung Quốc.
Con kỳ giông khổng lồ ở Trung Quốc.

Ếch tía Ấn Độ có tiếng kêu giống tiếng gà mẹ gọi con và chúng hầu như chỉ sống dưới đất.
Ếch tía Ấn Độ có tiếng kêu giống tiếng gà mẹ gọi con và chúng hầu như chỉ sống dưới đất.

Loài ếch xanh có hình thù kỳ lạ ở Nam Phi.
Loài ếch xanh có hình thù kỳ lạ ở Nam Phi.

Con culi ở Ấn Độ thường săn côn trùng nhỏ vào ban đêm để tránh kẻ thù.
Con culi ở Ấn Độ thường săn côn trùng nhỏ vào ban đêm để tránh kẻ thù.


Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Mối nguy hại lớn

http://www.thesaigontimes.vn/Home/congnghe/toancanh/10284/Moi-nguy-hai-lon.html

Việt Nam không có những bãi rác điện tử như thường thấy ở các quốc gia giàu có trên thế giới. Ở những bãi rác lớn tại TP.HCM (Tam Tân, Đa Phước) cũng ít thấy linh kiện hoặc thiết bị điện tử. Vậy hàng triệu tấn máy móc, thiết bị điện tử - CNTT đã hết hạn sử dụng hàng chục năm nay đi đâu?   


Cách đây không lâu, hãng sản xuất máy in Lexmark quyết định chi khoảng 70.000 đô-la Mỹ để hỗ trợ cho nhà phân phối tại Việt Nam là Digiworld thu hồi máy in cũ và hộp mực đã sử dụng để có kế hoạch tiêu hủy. Nhưng bà Tô Hồng Trang, Giám đốc kinh doanh của Digiworld, cho biết kế hoạch này đã không thể thực hiện như mong đợi. Lý do: người tiêu dùng Việt Nam ít có thói quen đổi hàng cũ còn dùng được và bù thêm tiền để mua hàng mới.  
“Ai bán màn hình vi tính cũ không?”   

Không chỉ mua giấy vụn, báo, sách cũ…, những “đại lý ve chai di động” bây giờ còn mua cả máy tính, ti-vi, tủ lạnh… Một chị thu gom mặt hàng này ở khu vực Hiệp Bình Chánh (Thủ Đức, TPHCM), cho biết: “Có nơi lấy hàng này tôi mới đi gom chứ. Bao nhiêu cũng lấy. Mua được những mặt hàng này, bán lại có lãi nhiều hơn, bình quân khoảng 50.000 - 100.000 đồng cho một chiếc ti-vi hay màn hình vi tính”.   

Không còn làm ăn “ngon lành” như trước nhưng cửa hiệu sửa chữa điện tử của anh Tâm ở đường Liên Phường, Đặng Văn Bi (Thủ Đức, TPHCM) vẫn còn treo bảng “Mua màn hình cũ các loại”, từ màn hình ti-vi cho đến máy vi tính với giá 200.000 - 400.000 đồng, tùy chất lượng và kích thước.  

Đó là những người mua bán nhỏ lẻ, giữa người mua và người bán có trả giá hẳn hoi, nhưng không “ngon ăn” bằng kênh thu mua qua Internet. Đối tượng mà những người chuyên gom hàng cũ qua mạng nhắm tới thường là các doanh nghiệp, vừa có số lượng hàng lớn, vừa không mặc cả giá, máy móc chưa hư hỏng nhiều (thậm chí còn mới) nhưng lại muốn thanh lý nhanh...   

Vào Google, chỉ cần gõ những tổ hợp từ khóa như “màn hình máy tính cũ”, “linh kiện cũ”… sẽ có hàng trăm địa chỉ chuyên mua các loại máy tính và các linh kiện vi tính cũ cao cấp hiện lên… Theo một người chuyên kinh doanh loại hàng này, máy cũ thế nào cũng mua. Tất nhiên là với giá tùy theo thế hệ của linh kiện và năm sản xuất. Một chiếc mainboard Pentium II, giá 20.000 đồng ; mainboard Pentium III : 30.000 đồng, mainboard Pentium IV cũng khoảng 30.000 đồng (nếu hàng chưa qua sửa chữa sẽ có giá 50.000 đồng).   

Ngay cả ổ cứng 10GB, 20GB không còn khả năng sửa chữa cũng được mua với giá 15.000 đồng. Thùng máy (case) cũng có giá 10.000 - 20.000 đồng. Màn hình có giá cao nhất. Loại 14 inch 50.000 đồng, 17 inch 100.000 đồng. Riêng màn hình LCD, người mua thường không đưa ra giá mà thương lượng với chủ nhân tùy theo mẫu mã, năm sản xuất, còn hoạt động hay đã “chết”…   

Kiếp “luân hồi” xoắn ốc  
Anh Tâm cho biết anh mua những mặt hàng cũ với hai mục đích : tân trang để bán cho những người ít tiền và lấy những linh kiện cần thiết để phục vụ công việc sửa chữa. “Dù giá máy bây giờ đã rẻ hơn trước đây rất nhiều nhưng vẫn còn nhiều người không đủ tiền để sắm máy. Mình sửa chữa, bán rẻ để họ có điều kiện sử dụng,” anh nói.    

Thu gom hàng điện tử cũ một cách “quy mô” nhất là khu vực chợ Nhật Tảo (quận 10, TP.HCM). Chỉ riêng lô M của khu chợ này đã có hàng chục cơ sở. Một chủ cơ sở ở đây cho biết: “Nếu là hàng điện tử, ở đây mua hết, không cần biết có còn xài được hay không”. Những mặt hàng điện tử - CNTT cũ trên cả vùng, kể cả từ các tỉnh miền Tây, Đông Nam bộ đều được “tập kết” về đây. Các cơ sở này sẽ phân loại “hàng” theo giá trị còn lại. Vỏ máy nếu vẫn còn có thể sử dụng sẽ được “tút” lại, sau đó được lắp ráp thành những máy mới. Đèn hình cũng vậy.   

Các linh kiện khác như mainboard, ổ cứng, quạt tản nhiệt, CPU…, loại nào còn dùng được sẽ được “để dành” để nâng cấp hoặc bán cho các điểm sửa chữa dịch vụ, “bỏ mối” cho những sạp bán linh kiện khác cũng tại khu chợ Nhật Tảo. Có những chiếc màn hình mua theo dạng thanh lý của cơ quan, nghĩa là còn dùng được, sẽ được “tút” lại thành hàng mới để bán không chỉ tại các tỉnh miền Tây, mà còn ở các vùng ngoại thành ở TP.HCM, Hà Nội… Phần lớn được chuyển về các tỉnh theo dạng hàng second-hand để bán cho những người có thu nhập thấp hoặc sinh viên-học sinh tập làm quen với CNTT.   

Một chủ cửa hàng chuyên tân trang ti-vi, máy vi tính ở chợ Nhật Tảo cho biết phần lớn những đồ điện tử mua về sẽ được rã linh kiện, còn những chiếc có khả năng phục hồi được thì bán cho các đầu mối với giá 300.000-500.000 đồng. Các đầu mối sẽ chuyển hàng về bán ở các tỉnh xa với giá khoảng 600.000-800.000 đồng, tùy theo chất lượng và thời hạn sử dụng.   

Sau khi tận dụng những gì có thể để tân trang thành hàng mới, lấy linh kiện để bán…, người ta bán nốt những gì còn lại, kể cả các thùng máy (bằng nhựa hoặc sắt), cho các vựa sắt thép phế liệu để tái chế thành nguyên liệu cho những sản phẩm khác.   

Với những “kiếp luân hồi” như vậy, việc tiêu hủy các sản phẩm điện tử-CNTT đã hết hạn sử dụng tại Việt Nam là một điều… khó có thể xảy ra. Ông Nguyễn Cảnh Hiền (Công ty Bách Khoa Computer) nhận xét: “Cũng dễ hiểu khi Việt Nam chưa có những bãi rác chuyên xử lý rác thải điện tử - CNTT như các quốc gia khác. Vì chúng ta biết tận dụng để ‘tái sinh’ chúng. Lợi thì có lợi đấy nhưng nguy hại cũng không phải ít. Tái sinh quá nhiều lần sẽ làm chất lượng sản phẩm được làm từ nguồn nguyên liệu này không bảo đảm.”   

Chặn từ cửa  
Trong nhiều bản thông báo phát đi trên toàn cầu, tổ chức theo dõi thương mại Basel Action Network (BAN) khẳng định: Một lượng lớn máy tính và thiết bị điện gia dụng đã qua sử dụng từ Mỹ và châu Âu đã được thu gom và chuyển sang các nước chậm phát triển, trong đó Việt Nam. Hiệp hội Doanh nghiệp Máy tính của Nigeria đã từng công bố: hơn 75% lượng máy tính nhập khẩu vào quốc gia này là máy second-hand. Tại quốc gia này, mỗi tháng có đến hơn 500 container (mỗi container chứa khoảng 800 màn hình) máy tính và hàng điện tử đã qua sử dụng được nhập khẩu.   

Một bản báo cáo của ban vận động thành lập Hiệp hội Máy tính thương hiệu Việt cho biết, hơn 60% máy tính đang sử dụng tại Việt Nam đã qua sử dụng có nguồn gốc chủ yếu từ Mỹ và các nước châu Âu. Những lô hàng này được nhập khẩu chính thức qua các cảng biển và  buôn lậu tại các cửa khẩu giáp với Campuchia. Quan sát trên thị trường ta thấy, những năm từ 1998 đến 2005, nhóm hàng công nghệ thông tin, cụ thể là máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy in được nhập nhiều nhất. Phần lớn là hàng còn sử dụng được nhưng vẫn được xem là “rác” vì chúng được thu gom từ những bãi rác điện tử ở nước ngoài.   

Dù chậm hơn những gì diễn ra trong thực tế nhưng khi được các chuyên gia cảnh báo nguy cơ Việt Nam sẽ là bãi rác thải điện tử khổng lồ, ngày 20-7-2006, ông Đỗ Trung Tá, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Bưu chính-Viễn thông, đã ký Quyết định 20/2006/QĐ-BCVT ban hành danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng không được nhập khẩu vào Việt Nam, gồm: máy chữ, máy điện tử bỏ túi, máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy in các loại, thiết bị vô tuyến (bao gồm cả điện thoại di động), camera, thiết bị giải mã và chọn kênh (settop box), cáp viễn thông bao gồm cáp đồng và cáp quang, linh kiện và phụ kiện.   

Giới chuyên môn nhận định, 10 nhóm sản phẩm kể trên là những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất. Nhóm hàng này có ưu thế là giá rẻ, phù hợp với khả năng mua sắm của người sử dụng bình dân, người mới tiếp cận với công nghệ thông tin trong khi hàng chính hãng (trong nước và nước ngoài) lại có giá cao hơn.   

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay, riêng nhóm hàng máy tính refurbish (hàng bị phát hiện lỗi khi xuất xưởng hoặc sau khi sử dụng trong một thời gian ngắn) đã quay trở lại thị trường Việt Nam với số lượng ngày càng gia tăng. Nhóm hàng này có giá rẻ hơn hàng “loại 1” từ 10 đến 20%. Để tránh sự phát hiện của người tiêu dùng, nhiều đại lý bán với giá ngang với các lô hàng “loại 1” và cũng cam kết thời gian bảo hành bằng với chính hãng. Người tiêu dùng càng thiệt đơn thiệt kép!   

Một chuyên gia về lĩnh vực môi trường của Viện Tài nguyên và Bảo vệ môi trường - Đại học Quốc gia TP.HCM - nói: “Tác hại từ những hóa chất có trong những sản phẩm điện tử-CNTT hết hạn sử dụng là rất nghiêm trọng nhưng tại Việt Nam, vấn đề này chưa được giới chuyên môn quan tâm.” Phải chăng, đến lúc nào người tiêu dùng Việt Nam có thể “xài sang” như các quốc gia giàu có thì rác thải điện tử-CNTT mới là điều đáng lo ngại? 

Không hẳn như thế. Hãy làm điều gì đó khi vấn đề chưa xảy ra trên diện rộng. Hãy bắt đầu từ những dự báo khoa học của giới chuyên môn và những chính sách quản lý của các cơ quan hữu trách.  


Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

Chưa hoạt động, dự án bô xít đã thải độc ra môi trường

http://www.tinkinhte.com/viet-nam/moi-truong-do-thi/chua-hoat-dong-du-an-bo-xit-da-thai-doc-ra-moi-truong.nd5-dt.147993.113241.html


Cư dân sống gần công trình bô xít nhôm Tân Rai (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) phản ánh, nguồn nước từ nhà máy alumin thải ra có mùi hắc, sủi bọt, nhờn, nước nhiễm bẩn khiến cá nuôi chết hàng loạt.

Sở Tài nguyên môi trường Lâm Đồng đã lập đoàn thanh tra, lấy mẫu nước nhiễm bẩn tại khu vực dân cư và trong nhà máy alumin. Kết quả đo nhanh các thông số, độ PH của nguồn nước thoát ra môi trường là 10,53, vượt quá quy chuẩn Việt Nam 6-9 độ. Ngoài ra, nhiệt độ trong nước lên tới 31,2 độ C, cao hơn 20% so với tiêu chuẩn cho phép.
 
Kết luận của Sở Tài nguyên môi trường Lâm Đồng, trong quá trình hoàn thiện và tập kết vật tư, pha trộn hóa chất (xút) để phục vụ cho việc đưa dự án đi vào hoạt động sản xuất, đơn vị thi công đã để bao bì đựng hóa chất ra bên ngoài. Việc không thu gom và quản lý chặt chẽ bao bì đã sử dụng dẫn tới có một lượng hóa chất khi trời mưa đã thẩm thấu xuống đất và trôi theo dòng nước ra hệ thống thoát nước chung của nhà máy alumin. Từ đó, các hóa chất này thoát ra môi trường bên ngoài khiến độ PH của nguồn nước vượt quá quy định cho phép.

Cũng theo kết luận thanh tra, việc tập kết nguyên vật liệu để chuẩn bị cho nhà máy alumin hoạt động đã diễn ra từ đầu năm 2011, xút rắn được bơm vào các bồn chứa từ tháng 5. Việc thẩm thấu và thoát lượng xút cao hơn quy định ra bên ngoài đến tháng 8 mới được phát hiện.

Tại khu vực pha trộn xút, nơi để các bao hóa chất chỉ có mái che một phía, dẫn đến nước mưa tạt vào làm tan chảy và thẩm thấu xuống đất. Các bao bì sau khi pha trộn chưa được thu gom vào nơi quy định, vứt bỏ ngoài trời không che đậy. Hiện bể pha trộn xút có một số vị trí bị hư hỏng, có nơi gạch bao lát tường bị sạt lở và một số vị trí gạch lát tường, đáy nền bị ăn mòn tạo ra các khe hở.

Theo Sở Tài nguyên môi trường Lâm Đồng, Ban quản lý dự án tổ hợp bô xít - nhôm đã vi phạm khoản 3 điều 8 của nghị định 117 Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Phó Ban quản lý dự án bô xít - nhôm Tân Rai Trần Dương Lễ đã thừa nhận những kết luận thanh tra của Sở Tài nguyên môi trường Lâm Đồng là đúng. Ban quản lý coi đây là sự cố nhỏ nhưng là một bài học lớn trong công tác quản lý, đảm bảo vấn đề môi trường.

Ngày 15/9, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu Ban quản lý dự án bô xít nhôm Tân Rai phải tổ chức khắc phục ngay sự cố. Ủy ban đề nghị Sở Tài nguyên thường xuyên giám sát kiểm tra, đo đạc, phân tích các thông số chỉ tiêu hóa lý về môi trường, nếu vượt quá các tiêu chuẩn cho phép phải báo cáo nhanh.

Ngoài ra UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Sở Tài nguyên chỉ đạo Thanh tra sở tiến hành xử phạt hành chính về vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Ban quản lý dự án tổ hợp bô xít nhôm Lâm Đồng theo quy định pháp luật.

Một lãnh đạo Sở Tài nguyên môi trường cho biết Sở đang phối hợp với cảnh sát môi trường để thực hiện nhanh chỉ đạo của UBND tỉnh, đồng thời yêu cầu Ban quản lý dự án bô xít phải có tính toán đền bù mức thiệt hại thỏa đáng với những hộ dân khu vực bên ngoài nhà máy bị ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi.
 
(Theo Vne)

Nhiều cá thể rùa quý hiếm của Việt Nam xuất hiện tại các chợ Trung Quốc

http://www.khoahoc.com.vn/khampha/the-gioi-dong-vat/36995_Nhieu-ca-the-rua-quy-hiem-cua-Viet-Nam-xuat-hien-tai-cac-cho-Trung-Quoc.aspx


Một nhóm các chuyên gia quốc tế đã phát hiện hàng trăm cá thể rùa, bao gồm ít nhất 16 trong tổng số 25 loài rùa cạn và rùa nước ngọt bản địa của Việt Nam tại thị trường buôn bán động vật hoang dã nổi tiếng Quảng Châu, Trung Quốc trong hai ngày đầu tháng 11 vừa qua. 

Đặc biệt, trong đó có tới hơn 100 cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung (Cuora buorreti), loài rùa đặc hữu cực kỳ nguy cấp chỉ xuất hiện ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, từ phía nam tỉnh Thừa Thiên Huế cho tới Đắk Nông.


Rùa hộp trán vàng miền Trung (Cuora bourreti), một trong những loài nguy cấp của Việt Nam được phát hiện tại các chợ Trung Quốc. Cơ quan chức năng đã nhiều lần bán thanh lý loài này sau khi tịch thu.

Rùa hộp trán vàng miền Trung
Rùa hộp trán vàng miền Trung

Ngoài ra, hơn 100 cá thể rùa hộp trán vàng miền Bắc (Cuora galbinifrons) thuộc nhóm loài cực kỳ nguy cấp cũng được phát hiện tại chợ Quảng Châu cùng hàng nghìn cá thể rùa núi vàng (Indotestudo elongata), rùa đất lớn (Heosemys grandis), rùa răng (Heosemys annanadalii), vàrùa sa nhân (Cuora mouhotii), nhiều loài trong số đó có thể có nguồn gốc từ Việt Nam hoặc nhập lậu qua Việt Nam từ Lào và Campuchia.

Thông tin đáng quan ngại nêu trên cho thấy đã và đang xuất hiện lỗ hổng rất lớn trong công tác bảo tồn các loài rùa quý của Việt Nam.

Điểm cốt yếu hiện nay là các cơ quan chức năng liên quan tại địa phương cần tăng cường gìn giữ môi trường sống tự nhiên, tăng cường các biện pháp thực thi pháp luật nhằm giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn hoàn toàn các hoạt động săn, bắn, buôn bán rùa trái phép. Với những loài đặc biệt nguy cấp, quý, hiếm phải đảm bảo chúng sẽ được trả về môi trường sống tự nhiên khi xác định được nguồn gốc xuất xứ.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng dọc theo các tuyến đường chính sang Trung Quốc cũng cần kiểm tra kỹ các lô hàng rùa tịch thu được để đảm bảo rằng các loài rùa đặc biệt nguy cấp như rùa hộp trán vàng miền Trung hay các loài nguy cấp khác không bị bán đấu giá trong bất kỳ trường hợp nào bởi hình thức này rất dễ đưa rùa trở lại đường dây buôn bán.


60% chất thải bệnh viện chưa xử lý!

http://moi-truong-cong-luan.vinathuan.com/60-chat-thai-benh-vien-chua-xu-ly.html

Tin từ Tổng cục Môi trường cho biết, hiện nay, mới có khoảng 40% chất thải tại các bệnh viện, tập trung tại tuyến bệnh viện Trung ương được xử lý.
Thực tế qua kiểm tra 200 lò đốt trên cả nước chỉ có 80 lò đốt hai buồng đạt tiêu chuẩn môi trường, với công suất từ 300 - 450 kg/ngày. Trong khi đó, tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế của năm 2010 đạt hơn 500 tấn/ngày, chất thải rắn y tế nguy hại phải xử lý  khoảng 60 - 70 tấn/ngày.

Vẫn còn nhiều bãi rác y tế 'lộ thiên'. Ảnh minh họa.

Khảo sát những lò đốt công suất nhỏ và trung bình, phục vụ xử lý chất thải tại chỗ hoặc cho cụm bệnh viện, cho thấy có nhiều lò đốt không được sử dụng hoặc vận hành không hết công suất, nhiều lò đốt không có hệ thống xử lý khí thải, nên không thể kiểm soát được các khí độc hại như dioxin, furan.

Thậm chí phần lớn bệnh viện huyện và một phần bệnh viện tỉnh vẫn còn dùng biện pháp chôn lấp chất thải nguy hại trong khuôn viên hoặc chôn lấp tại bãi chất thải chung của địa phương.

Nhìn rộng ra toàn tuyến y tế cấp tỉnh, có tới trên 61% cơ sở y tế vẫn thuê xử lý chất thải và 6,4% sử dụng lò đốt 1 buồng và 9% cơ sở tự đốt hoặc chôn lấp.

Trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại, chỉ có 53% số bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy… là những kẽ hở phát tán ô nhiễm, lây lan mầm bệnh.

Theo các chuyên gia của ngành y tế, hiện nay trên thế giới đang loại bỏ công nghệ đốt chất thải rắn y tế, bởi khó kiểm soát khí thải độc hại phát sinh.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, là do còn thiếu nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải nguy hại.

Bên cạnh đó còn có tình trạng phân loại chất thải rắn y tế chưa đúng qui định. Các phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, phần lớn chưa đạt chuẩn.

Gần đây, Bộ Y tế cũng đã cho triển khai thử nghiệm công nghệ vi sóng kết hợp nước bão hòa. Hai lò đốt đầu tiên đã được xây dựng tại Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Tuy nhiên, lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh chỉ đạt khoảng 30 kg/ngày.
NN_Theo Vietnamplus
 

Hàng chục nghìn tấn ắc quy xả thẳng vào môi trường mỗi năm

http://moi-truong-cong-luan.vinathuan.com/hang-chuc-nghin-tan-ac-quy-xa-thang-vao-moi-truong-moi-nam.html

Hàng chục nghìn tấn ắc quy tại các làng nghề xả thẳng vào nguồn nước mỗi năm. Bản thân người dân, đặc biệt là trẻ em làng nghề, cũng đang đối mặt với tình trạng nhiễm độc chì nặng nề.

Theo báo cáo từ Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong năm 2010 đã có khoảng 40.000 tấn ắc quy chì đã được thải ra môi trường. Đáng lo ngại, dự báo đến năm 2015, con số này sẽ là gần 70.000 tấn.

Khảo sát từ cơ quan chức năng cho biết, phần lớn lượng ắc quy này đã và đang được tái chế gia công tại các làng nghề. Như tại làng Đông Mai, Hưng Yên, có hơn 60 hộ thu gom ắc quy, với số lao động tham gia trên 500 người. Do không có các biện pháp quản lý sản xuất tốt và thiếu thiết bị xử lý ô nhiễm về môi trường theo quy định nên đất, nước và không khí của làng nghề này đang bị ô nhiễm khói bụi chì, nước thải a-xit trầm trọng. Đáng lo ngại, mức độ nhiễm chì của trẻ em trong làng đã ở mức báo động.

Công nhân làm chì tại một xưởng gia công. (Ảnh: CTV)

Bày tỏ sự lo ngại trước nguy trẻ em ở làng nghề bị nhiễm chì, ông Perry Gottesfeld, Giám đốc, Tổ chức Occupational Knowledge International (Tổ chức Quốc tế về Kiến thức An toàn lao động) đưa ra cảnh báo: Chì nguy hại cho cả trẻ em và người lớn, nhưng đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Theo ông này các hoạt động tái chế không đúng quy cách sẽ không kiểm soát được bụi chì bay vào trong không khí, dẫn đến hiện tượng ô nhiễm đất và không khí. Trong khi đó, các cháu có thể bị ngộ độc chì nặng dù chỉ nhiễm một lượng chì nhỏ, gây giảm sút trí thông minh và khả năng học hành của trẻ nhỏ, bệnh thiếu máu, suy thận, các bệnh về tim mạch…

Trong báo cáo môi trường do Tổng Cục Môi trường ban hành cách đây 3 năm đã từng khuyến cáo: mỗi người dân sống trong làng nghề Đông Mai đều có khả năng mất 10 năm tuổi thọ do ô nhiễm môi trường.

Còn tại làng Tề Lỗ, xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, vốn nổi tiếng với nghề “mổ xe, độ xe“, tuy không trực tiếp tái chế các loại rác thải công nghiệp như pin và ắc quy, nhưng ông Nguyễn Đình Hói, trưởng ban quản lý làng nghề ước tính: Với tốc độ phá xe như Tề Lỗ hiện nay thì mỗi ngày có hàng tấn đất cát nhiễm dầu mỡ và gỉ sắt được tống ra bãi rác dân sinh và một phần đưa ra bờ sông Phan gần xã. Thói quen này của người dân khiến nguồn nước trong khu vực bị ô nhiễm nặng.

Ông Tô Văn Thành - Phó Giám đốc Công ty CP Pin ắc quy Tia Sáng cho - cho biết, cách đây khoảng 10 năm về trước, các doanh nghiệp sản xuất pin và ắc quy lớn của Việt Nam đều thu hồi ắc quy chì và xử lý để tái sử dụng, nhưng nay không thực hiện nữa, bởi giá thu mua của công ty không cạnh tranh nổi với giá thu mua của lực lượng đồng nát.  “Ắc quy là thứ bán ra tiền, không ai vứt ắc quy ra đường cả. Tuy nhiên việc thu gom không được quy định nên doanh nghiệp có muốn cũng chịu. Do đó, cần phải có chế tài quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi doanh nghiệp khi thu hồi sản phẩm thải bỏ. Hiện nay, chúng tôi chỉ có thể chủ động đầu tư dây chuyền công nghệ như máy chạy pin thân thiện với môi trường, giảm phát thải” - ông Thành nói.
Bụi chì bám kín từ đầu đến chân người công nhân. (Ảnh: CTV)

Theo tính toán của chuyên gia kinh tế, ước tính cả nước hiện có khoảng 28 triệu xe mô tô và 1,5 triệu xe ô tô và sẽ tăng khoảng 20-25% mỗi năm. Dự báo, đến năm 2021, Việt Nam có thể có 60 triệu xe mô tô và ô tô các loại. Như vậy, sẽ có hàng triệu bình ắc quy bị thải bỏ mỗi năm.  Nếu một nhà máy tái chế ắc quy chì ra đời và đi vào hoạt động với công suất 40.000 tấn chì /năm và chỉ cần hoạt động một nước cũng xuất cũng đã giúp ngành sản xuất ắc quy tiết kiệm được từ 10 triệu đến 20 triệu đô la Mỹ chi phí nhập khẩu chì tinh luyện (VN đang phải nhập khẩu một lượng lớn chì chất lượng cao làm nguyên liệu cho ngành sản xuất ắc quy pin và ắc quy).

“Các nước trong khu vực đều đã triển khai quy định về trách nhiệm doanh nghiệp trong thu hồi sản phẩm thải bỏ, không có lý do gì Việt Nam chậm trễ hơn nữa. Hiện trong cấu thành giá sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm của các tập đoàn lớn đã có tính đến 10% chi phí cho thực hiện trách nhiệm môi trường. Vì vậy, chúng ta phải triển khai quy định này, rồi sẽ có sửa đổi dần dựa theo nhu cầu thực tế”- ông Lê Văn Kiều- nguyên Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra ý kiến.

Lãnh đạo Tổng cục Môi trường cho biết, hiện  Cục này đang xây dựng, hoàn thiện Dự thảo quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ theo hướng yêu cầu doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi sản phẩm hết hạn sử dụng, các sản phẩm thải bỏ như ắc quy, pin, săm lốp… để tránh những hậu quả về môi trường mà nguồn rác thải này sẽ gây ra.

Dự thảo cũng quy định cụ thể về tỷ lệ thu hồi, xử lý và lộ trình thực hiện. Pin và ắc quy sẽ được thực hiện thí điểm đầu tiên, kể từ ngày 1/1/2013. Sau đó đến 1/1/2014 và 2015, sẽ là nhóm các thiết bị điện và điện tử. Tỷ lệ thu hồi, xử lý đối với các loại pin dự kiến là 10%, ắc quy là 15%. Trong nhóm thiết bị điện và điện tử thì máy vi tính, máy in, fax, scaner có tỷ lệ thu hồi, xử lý là 15% và các loại sản phẩm còn lại là 10%.

Trong trường hợp thực hiện trách nhiệm thu hồi, xử lý các sản phẩm thải bỏ chưa đạt tỷ lệ quy định DN sẽ phải chịu chi phí thu hồi, xử lý theo quy định. 




Các chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường

http://chuyen-de-moi-truong.vinathuan.com/ca%CC%81c-cha%CC%81t-tha%CC%89i-do%CC%A3c-ha%CC%A3i-gay-o-nhie%CC%83m-moi-truo%CC%80ng.html

Các chất thải độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường trực tiếp như bay hơi hoá chất trong khí quyển hoặc có thể gây ô nhiễm gián tiếp qua vận chuyển của gió hoặc bề mặt nước.Vấn đề quan trọng không phải chỉ phụ thuộc vào nơi đổ thải và tình trạng đất ở bên  dưới.
 
Ðất và nước bị ô nhiễm:

Sự có mặt của vùng chưa bão hoà ở bên dưới mặt đất của nơi đổ thải rất quan trọng. Ðó là vùng cao hơn mặt nước, ở nơi này nước thấm xuống dưới đến khi gặp mặt nước chảy ngang. Nếu bên dưới chỗ rác thải là vùng chưa bão hoà thì hoạt động đất nước như trên sẽ là một quá trình lọc bởi các hoạt động hoá và hoá sinh.

Ô nhiễm nước bề mặt:

Bề mặt ngoài của nước ở gần chỗ chất thải có thể nhận những chất thải độc hại từ bề mặt chảy. Hơn nữa, dòng chảy đất - nước của các hoá chất cũng đưa ô nhiễm vào mặt nước. Trong điều kiện tiếp xúc không khí sẽ thúc đẩy quá trình phân huỷ hoá, hoá sinh các hợp chất hữu cơ. Quá trình bay hơi ở mặt nước cũng dễ hơn ở đất.

Ảnh minh họa

Các đường ô nhiễm khác:

Các hợp chất hữu cơ có thể bay hơi trong không khí, gió có thể đưa chất thải độc hại vào môi trường, rau quả trồng gần nơi chất thải có thể hấp thụ những độc tố của chất thải.

Các khí nhân tạo nào gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất đối với con người và khí quyển trái đất?

Các khí nhân tạo nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ con người và khí quyển trái đất đã được biết đến gồm: Cacbon đioxit (CO2); Dioxit Sunfua (SO2).; Cacbon monoxit (CO); Nitơ oxit (N2O); Clorofluorocacbon (còn gọi là CFC) và Mêtan (CH4).

1. Cácbon đioxit (CO2): CO2 với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để sản xuất năng suất sinh học sơ cấp ở cây xanh. Thông thường, lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp. Hai loại hoạt động của con người là đốt nhiên liệu hoá thạch và phá rừng đã làm cho quá trình trên mất cân bằng, có tác động xấu tới khí hậu toàn cầu.

2. Ðioxit Sunfua (SO2): Ðioxit sunfua (SO2) là chất gây ô nhiễm không khí có nồng độ thấp trong khí quyển, tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. Dioxit sunfua sinh ra do núi lửa phun, do đốt nhiên liệu than, dầu, khí đốt, sinh khối thực vật, quặng sunfua,.v.v... SO2 rất độc hại đối với sức khoẻ của người và sinh vật, gây ra các bệnh về phổi khí phế quản. SO2 trong không khí khi gặp oxy và nước tạo thành axit, tập trung trong nước mưa gây ra hiện tượng mưa axit.

3. Cacbon monoxit (CO): CO được hình thành do việc đốt cháy không hết nhiên liệu hoá thạch như than, dầu và một số chất hữu cơ khác. Khí thải từ các động cơ xe máy là nguồn gây ô nhiễm CO chủ yếu ở các thành phố. Hàng năm trên toàn cầu sản sinh khoảng 600 triệu tấn CO. CO không độc với thực vật vì cây xanh có thể chuyển hoá CO => CO2 và sử dụng nó trong quá trình quang hợp. Vì vậy, thảm thực vật được xem là tác nhân tự nhiên có tác dụng làm giảm ô nhiễm CO. Khi con người ở trong không khí có nồng độ CO khoảng 250 ppm sẽ bị tử vong.

4. Nitơ oxit (N2O): N2O là loại khí gây hiệu ứng nhà
kính, được sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch. Hàm lượng của nó đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2 -,3%. Một lượng nhỏ N2O khác xâm nhập vào khí quyển do kết quả của quá trình nitrat hoá các loại phân bón hữu cơ và vô cơ. N2O xâm nhập vào không khí sẽ không thay đổi dạng trong thời gian dài, chỉ khi đạt tới những tầng trên của khí quyển nó mới tác động một cách chậm chạp với nguyên tử oxy.

5. Clorofluorocacbon (viết tắt là CFC): CFC là những hoá chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và từ đó xâm nhập vào khí quyển. CFC 11 hoặc CFCl3 hoặc CFCl2 hoặc CF2Cl2 (còn gọi là freon 12 hoặc F12) là những chất thông dụng của CFC. Một lượng nhỏ CFC khác là CHC1F2 (hoặc F22), CCl4 và CF4 cũng xâm nhập vào khí quyển. Cả hai hợp chất CFC 11 và CFC 12 hoặc freon đều là những hợp chất có ý nghĩa kinh tế cao, việc sản xuất và sử dụng chúng đã tăng lên rất nhanh trong hai thập kỷ vừa qua. Chúng tồn tại cả ở dạng sol khí và không sol khí. Dạng sol khí thường làm tổn hại tầng ôzôn, do đó là sự báo động về môi trường, những dạng không sol khí thì vẫn tiếp tục sản xuất và ngày càng tăng về số lượng. CFC có tính ổn định cao và không bị phân huỷ. Khi CFC đạt tới thượng tầnphân huỷ. Tốc độ phân huỷ CFC sẽ rất nhanh nếu tầng ôzôn bị tổn thương và các bức xạ cực tím tới được những tầng khí quyển thấp hơn.

6. Mêtan (CH4): Mêtan là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó được sinh ra từ các quá trình sinh học, như sự men hoá đường ruột của động vật có guốc, cừu và những động vật khác, sự phân giải kỵ khí ở đất ngập nước, ruộng lúa, cháy rừng và đốt nhiên liệu hoá thạch. CH4 thúc đẩy sự ôxy hoá hơi nước ở tầng bình lưu. Sự gia tăng hơi nước gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của CH4.

Hiện nay hàng năm khí quyển thu nhận khoảng từ  400 đến 765x1012g  CH4

Kinh hoàng thịt hun khói từ lợn chết tẩm thuốc trừ sâu

http://bao-ve-nguoi-tieu-dung.vinathuan.com/kinh-hoang-thit-hun-khoi-tu-lon-chet-tam-thuoc-tru-sau.html


Những chiếc thịt hun khói từ cơ sở sản xuất này không chỉ được bày bán công khai ở các chợ trong vùng, thậm chí còn tuồn vào cả chuỗi siêu thị ở thành phố Trương Gia Cảng. Chưa kể tới rất nhiều thịt hun khói từ đây được cung cấp cho các nhà hàng, quán xá ở địa phương.
 
Tờ Nhật báo Nam Phương ngày 27/4 đưa tin, lực lượng chức năng thành phố Quảng Châu vừa kiểm tra phát hiện một cơ sở chuyên chế biến thịt hun khói từ lợn chết tẩm phẩm màu và thuốc trừ sâu.

Thịt hun khói từ lợn chết tẩm thuốc sâu, phẩm màu.

Xưởng chế biến thịt hun khói này nằm gọn trong ngõ Nam, thôn Thái Nguyên, thị trấn Thái Hòa (khu Bạch Vân, Quảng Châu, Trung Quốc) chuyên kinh doanh, chế biến thịt lợn chết trong nhiều năm qua.

Những chiếc thịt hun khói từ cơ sở sản xuất này không chỉ được bày bán công khai ở các chợ trong vùng, thậm chí còn tuồn vào cả chuỗi siêu thị ở thành phố Trương Gia Cảng. Chưa kể tới rất nhiều thịt hun khói từ đây được cung cấp cho các nhà hàng, quán xá ở địa phương.

Thịt lợn chết ướp muối tẩm phẩm màu, thuốc sâu chờ chế biến.

Phóng viên tờ Nhật báo Nam Phương đã tận mắt chứng kiến những tảng thịt lợn chết bốc mùi nằm lăn lóc dưới nền bên tông, khi lực lượng chức năng ập vào kiểm tra cơ sở này vẫn còn gần 3 tấn thịt bẩn chưa kịp chế biến.

Trước đó, sáng ngày 22/4, tòa soạn nhận được điện thoại của một độc giả gọi vào đường dây nóng thông báo về hoạt động của cơ sở thịt hun khói bẩn này. Trong vai trò nhân viên của một siêu thị lớn đi tìm kiếm nguồn cung cấp thịt hun khói, phóng viên đã tiếp cận được với chủ cơ sở ma để tìm hiểu thực hư.
 

Chủ cơ sở này cho hay, họ có đầy đủ tất cả các loại tem đảm bảo chất lượng và nhãn mác các thương hiệu thịt hun khói lớn, khách cần loại nào cơ sở này sẽ đảm bảo loại đó. Khi phóng viên thắc mắc, tại sao thịt hun khói ở đây giá rẻ như vậy, có phải làm từ thịt lợn chết không, chủ cơ sở trả lời: “Đó là bí mật đã “công khai” trong nghề chế biến thịt hun khói mấy năm nay rồi. Cũng giống như việc người ta tẩm bột bò để biến thịt lợn thành thịt bò thôi".



4h chiều qua, lực lượng chức năng thành phố Quảng Châu bất ngờ ập tới kiểm tra cơ sở trên. 3 con chó dữ canh cửa bị khống chế, 5 công nhân đang chế biến thì một người kịp nhảy tường chạy thoát. Đoàn kiểm tra phát hiện hàng tảng thịt lợn đã bốc mùi hôi thối đang được ngâm trong 1 bể bê tông, những tảng thịt đã sơ chế được treo lên giàn hun dưới lò than đang hồng rực.

Kinh hoàng hơn, trên kệ tường còn đặt hơn chục lọ thuốc trừ sâu và phẩm màu đỏ, trong đó 2 lọ thuốc trừ sâu đã dùng để ngâm tẩm thịt lợn chết, 7 lọ vẫn chưa sử dụng. Ngoài ra phát hiện 2 thùng muối hạt nhuộm phẩm màu dùng để ướp thịt.

Lực lượng công an đã vào cuộc điều tra. Hiện cơ sở này bị niêm phong và tạm giam chủ xưởng phục vụ hoạt động điều tra làm rõ hành vi nghiêm trọn này.

PT_Theo Giaoduc.net.vn