Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Đi thăm những hòn đảo quyến rũ

http://vn.thegioisao.yahoo.com/news/170632394.html


Những hòn đảo dưới đây đều mang vẻ đẹp hoang sơ nhưng không kém phần hoàn mỹ dưới bàn tay của tự nhiên. Đó là sự kết hợp độc đáo của biển, rừng cây và sự đa dạng của sinh vật.
1. Đảo Ambergris Caye
Đứng số 1 là hòn đảo thiên đường Ambergris Caye thuộc quần đảo Belize Cayes, đất nước Belize nằm ở Trung Mỹ. Nằm phía sau rạn san hô, những hòn đảo được dân địa phương gọi là cayes, trong đó có hòn đảo Ambergris Caye được coi như một thiên đường nghỉ dưỡng. Đảo Ambergris lớn nhất ở đây với 40km trải dài về phía Đông Bắc của quần đảo. Nói đến một hòn đảo đẹp hẳn không thể thiếu được một yếu tố là bãi cát dài và cũng phải tuyệt đẹp, AmbergrisCaye không phải là ngoại lệ. Chưa hết, đảo Ambergris có một làng chài, nơi thể hiện rõ nét nhất bản sắc, truyền thống của người dân địa phương. Họ xây những ngôi nhà bằng gỗ sơn đầy màu sắc. Những khách sạn, resort sang trọng chạy dọc theo bờ biển tuyệt đẹp mang lại cho du khách cảm giác như ở chốn thiên đường.

Đi thăm những hòn đảo quyến rũ nhất Trái Đất
Nằm phía sau rạn san hô, những hòn đảo được dân địa phương gọi là cayes, trong đó có hòn đảoAmbergris Caye được coi như một thiên đường nghỉ dưỡng.

2. Đảo Bora Bora
Được coi là thiên đường du lịch biển, Bora Bora  trở thành huyền thoại khi ai đó nhắc tới một khu nghỉ mát với những bãi biển có cảnh quan tuyệt vời nhất thế giới. Không chỉ có thiên nhiên, con người, sinh vật và sự phục vụ của Bora Bora đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng du khách. Bora Bora là một hòn đảo thuộc quần đảo Polynésie thuộc Pháp ở Thái Bình Dương. Trung tâm đảo là một ngọn núi lửa đã tắt, xung quanh đảo được bao bọc bởi đầm phá và một "hàng rào" đá ngầm. Ban đầu, đảo Bora Bora có tên là Pora Pora, theo ngôn ngữ Tahiti, Pora Pora có nghĩa là “sinh ra đầu tiên”. Vào thế kỷ 18, 19 nó còn được gọi với tên bolabolla hoặc bollabolla nhưng sau đó đã được thay thế bằng tên đơn giản hơn: Bora Bora.
Bora Bora rất nổi tiếng với làn nước trong xanh và dải cát trắng mịn màng quanh đảo. Hỏn đảo xinh đẹp này được rất nhiều người ưu ái gọi là thiên đường du lịch biển ở Thái Bình Dương. Cách tốt nhất để khám phá toàn bộ hòn đảo này là di chuyển bằng xe đạp.

Đi thăm những hòn đảo quyến rũ nhất Trái Đất
Được coi là thiên đường du lịch biển, Bora Bora  trở thành huyền thoại khi ai đó nhắc tới một khu nghỉ mát với những bãi biển có cảnh quan tuyệt vời nhất thế giới.
Một kỳ nghỉ tại Bora Bora sẽ là điều mà bạn sẽ không bao giờ quên được một khi bạn đã đến. Bạn có thể đến hãng Le Meridien Bora Bora để thuê một chiếc thuyền buồm truyền thống và bắt đầu một cuộc hành trình trên biển đầy lãng mạn. Ngồi trên máy bay từ Tahiti đến Bora Bora, chúng ta có thể nhìn được toàn cảnh một khu nghỉ dưỡng tự nhiên tuyệt đẹp. Những vùng nước màu xanh lơ nổi bật giữa đại dương kì vĩ như mời gọi... Có thể nói Bora Bora là lựa chọn hàng đầu dành cho những người thích du lịch biển bởi không khí mát lạnh, yên bình và sự thư giãn mà nó mang lại không hòn đảo nào sánh được.

3. Đảo Santorini
Santorini thuộc cụm đảo Cyclades nằm trên biển Aegean nằm cách 200 km (120 mi) về phía đông nam của Hy Lạp. Đây là đảo lớn nhất của một quần đảo nhỏ, hình vòng tròn có cùng tên và là tàn dư của một miệng núi lửa. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với những vách đá dựng đứng ôm lấy bờ biển cát đen đặc trưng của bụi núi lửa, cùng với nét kiến trúc độc đáo của hai gam màu trắng và xanh da trời.
Đi thăm những hòn đảo quyến rũ nhất Trái Đất
Là một hòn đảo rất nhỏ nằm ở phía nam biển Aegea của Hy LạpSantorini được coi là nơi ngắm hoàng hôn lãng mạn nhất trên thế giới.
Để đến với Santorini, bạn sẽ mất một đêm đi phà Blue Star từ cảng Piraeus ở Athens (Thủ đô của Hy Lạp). Nếu không có quỹ thời gian dư giả, bạn có thể đáp may bay từ Athens thẳng tớiSantorini trong vòng chưa đầy một giờ đồng hồ. Trong chuyến phà của mình, bạn sẽ được ngắm Mặt trăng tuyệt đẹp trên biển Địa Trung Hải. Rồi đến khi cập cảng Thira ở Santorini, bạn có thể dạo quanh chân núi để đi vào trung tâm hòn đảo, từ từ thưởng thức khung cảnh của những vách đá hùng vĩ. Không những thế, cảm giác mặt biển đang thấp dần dưới chân bạn quả thực vô cùng thú vị.Khi vừa đặt chân lên hòn đảo, bạn sẽ có cảm giác như tất cả các công trình ở Santorini đều được sơn trắng, từ nhà thờ, nhà ở cho đến các khách sạn, tất cả nổi bật trên nền đại dương và bầu trời xanh ngắt nơi đây.
Hoàng hôn trên đảo Santorini được đánh giá là một trong những cảnh tượng huy hoàng nhất thế giới. Được biết, đây là nơi cầu hôn của rất nhiều cặp đôi với khung cảnh lãng mạn dưới ánh hoàng hôn. Chắc chắn bạn sẽ bị mê hoặc bởi hoàng hôn thẫm đỏ, sự pha trộn của sắc màu ánh sáng và bãi biển mê hồn. Mặt trời lặn sau hòn đảo xa xa, màu trời sẽ chuyển từ vàng nhạt sang màu anh đào và sau cùng là bao trùm trong không gian màu tím huyền bí. Đứng ngắm hoàng hôn trên những bậc thềm, bên những khung cửa hay trên boong tàu, ngồi trong một quán ăn lãng mạn... tất cả đều sẽ mang lại cho bạn những khoảnh khắc tuyệt vời nhất.

4. Đảo Isla Mujeres
Đảo nhỏ, chỉ dài 7 km, rộng 650m, nhưng luôn thu hút rất đông du khách nhờ bãi biển nước xanh như ngọc đang ôm lấy bờ cát trắng mịn trải dài. Khu phố chính của Isla Mujeres rất nhộn nhịp hàng quán, nên ai muốn mua sắm thổ sản thì cứ sang đây. Quán nước và khách sạn bình dân rất nhiều. Nhà cửa trên đảo sơn đủ thứ màu rất chói chang, trộn chung hỗn hợp: hồng, tím nhạt, vàng, cam, đỏ, xanh lá cây… nhìn rất ngộ nghĩnh và bắt mắt. Đây là điểm đến lý tưởng dành cho những người yêu biển với nhiều hoạt động như lặn biển ngắm san hô hay các loài cá miền nhiệt đới, chèo thuyền trên làn nước xanh trong hay lướt ván dọc theo bờ biển. Ngoài ra, du khách còn có thể tắm nắng, thưởng thức hải sản và hòa mình trong những điệu nhảy Latin sôi động.
Đi thăm những hòn đảo quyến rũ nhất Trái Đất
Đảo nhỏ, chỉ dài 7 km, rộng 650m, nhưng luôn thu hút rất đông du khách nhờ bãi biển nước xanh như ngọc đang ôm lấy bờ cát trắng mịn trải dài.

5. Đảo Socotra (Yemen)
Nằm tại ngã ba của Biển Đỏ và Ấn Độ Dương là quần đảo Socotra, một nơi được hưởng một vị trí tương đối cô lập kể từ khi tách ra khỏi Gondwana một trăm triệu năm trước đây. Điều này đã tạo điều kiện cho thiên nhiên phát triển theo những cách khác nhau. Socotra được hình thành từ 4 hoang đảo. Nơi đây có sức sống thực vật rất phong phú với hàng nghìn chủng cây cỏ và các động vật lớn bé độc đáo. Mặc dù gần với châu Phi hơn là bán đảo Arab, Socotra lại thuộc chủ quyềnYemen, và nước này gần như gìn giữ đảo cho riêng mình, rất ít mở cửa cho du khách.
Đi thăm những hòn đảo quyến rũ nhất Trái Đất
Mặc dù gần với châu Phi hơn là bán đảo Arab, Socotra lại thuộc chủ quyền Yemen, và nước này gần như gìn giữ đảo cho riêng mình, rất ít mở cửa cho du khách.

6. Quần đảo Torres Strait (Australia)
Australia là thiên đường của vẻ đẹp thiên nhiên, đặc biệt phải kể đến quần đảo Torres Strait lâu đời và hoang sơ. Nơi đâu xa nhất bạn có thể đến Úc mà không rời mắt khỏi tấm bản đồ du lịch, nơi đó chỉ có thể là quần đảo Torres Strait hiếm dấu chân người văn minh. Kéo dài từ phía Bắc đỉnhCape York, gồm 274 đảo lớn nhỏ, Torres Strail là nơi còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa bộ lạc của thổ dân xứ sở “Kangaroo”.
Đi thăm những hòn đảo quyến rũ nhất Trái Đất
Australia là thiên đường của vẻ đẹp thiên nhiên, đặc biệt phải kể đến quần đảo Torres Strait lâu đời và hoang sơ.

7. Đảo Ulleungdo (Hàn Quốc)
Hòn đảo núi lửa đã ngưng hoạt động nằm trên biển ở giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, Ulleungdo là nơi không ô nhiễm, không trộm cắp và không cả rắn rết, rất lý tưởng để bạn có thể đi bộ xuyên rừng. Đáng nói, đến với Ulleungdo bạn có thể trải nghiệm cảm giác thích thú khi leo lên đỉnh núi đá Seonginbong (cao 984m).
Đi thăm những hòn đảo quyến rũ nhất Trái Đất
Đáng nói, đến với Ulleungdo bạn có thể trải nghiệm cảm giác thích thú khi leo lên đỉnh núi đáSeonginbong (cao 984m).

8. Đảo Koh Tao
Đảo Koh Tao là hòn đảo tuyệt đẹp nằm trong vịnh Thái Lan và đây cũng là đại diện duy nhất của châu Á lọt vào top 10 hòn đảo được yêu thích nhất thế giới năm 2013. Nằm ở phía nam Thái Lan, cách Koh Tao 20 phút đi thuyền dài, tạo hóa đã ban cho Koh Nangyuan vẻ đẹp không xen lẫn vào bất cứ hòn đảo nào. Ở đây, 2 ngọn núi giữa biển được liên kết bằng bãi cát trắng trắng mịn. Cảnh quan thiên nhiên đẹp, yên bình cùng nhiều trò chơi mạo hiểm như lướt sóng, lặn biển... đã thu hút và chinh phục du khách từ khắp nơi trên thế giới. Các khu nghỉ dưỡng trên đảo được thiết kế mở, hòa cùng hơi thở của biển mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái.
Đi thăm những hòn đảo quyến rũ nhất Trái Đất
Đảo Koh Tao là hòn đảo tuyệt đẹp nằm trong vịnh Thái Lan và đây cũng là đại diện duy nhất của châu Á lọt vào top 10 hòn đảo được yêu thích nhất thế giới năm 2013.

9. Đảo St. John
Đảo St. John thuộc quần đảo Virgin, Mỹ. Hình thức du lịch sinh thái ở đây rất phát triển và được ưa chuộng. Các hoạt động vui chơi giải trí trên đảo khá đa dạng, đem lại nhiều lựa chọn cho du khách như tản bộ trên những con đường mòn quanh đảo, đắm mình trong làn nước biển xanh và trong vắt, hay vui chơi trong công viên quốc gia.
Đi thăm những hòn đảo quyến rũ nhất Trái Đất
Đảo St. John thuộc quần đảo Virgin, Mỹ. Hình thức du lịch sinh thái ở đây rất phát triển và được ưa chuộng.

10. Côn Đảo (Việt Nam)
Côn Đảo từng là nhà tù khét tiếng dã man của thực dân Pháp tại Đông Dương, nó được mệnh danh là “Địa ngục trần gian” trong thời kỳ thuộc địa. Côn Đảo hiện giờ vẫn còn lưu giữ những gì được gọi là “sự thật về ký ức tàn nhẫn” của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam.
Đi thăm những hòn đảo quyến rũ nhất Trái Đất
Côn Đảo cũng là điểm đến lí tưởng cho khách du lịch bởi vẻ đẹp hoang sơ, hệ thực vật phong phú của nó.
Thuộc vườn quốc gia Côn Đảo, 16 đảo lớn nhỏ ở đây là cả thế giới tự nhiên phong phú, đa dạng gồm rừng nguyên sinh, biển xanh màu ngọc bích, những bãi cát trắng mịn và là quê hương của các loài lợn biển, rùa, cá heo và những rạn san hô tuyệt đẹp.





Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Tình trạng báo động của hành tinh chúng ta

http://www.reds.vn/index.php/



"Chúng ta chỉ có một Trái đất, và từ ISS, tôi có thể thấy rõ dấu ấn của nhân loại trên hành tinh này; chúng ta hành hạ hành tinh của mình một cách khủng khiếp, trong khi đương nhiên là chúng ta phải cứu vớt ngôi nhà duy nhất của mình".

Báo cáo "Hành tinh sống” do WWF 2012 công bố đã nêu ra lo ngại về sự suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào năm 2030.

Thói tiêu thụ thái quá, sự khai thác kiệt quệ các tài nguyên thiên nhiên, và dân số ngày càng lớn đẩy Trái đất vào hiểm họa, theo báo cáo “Hành tinh sống 2012” của WWF (World Wide Fund for Nature, Quĩ Bảo tồn Thiên nhiên). Báo cáo này do phi hành gia người Hà Lan Andre Kuipers khởi xướng khi bay trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) vòng quanh trái đất và được công bố cứ hai năm một lần. "Chúng ta chỉ có một Trái đất, và từ ISS, tôi có thể thấy rõ dấu ấn của nhân loại trên hành tinh này; chúng ta hành hạ hành tinh của mình một cách khủng khiếp, trong khi đương nhiên là chúng ta phải cứu vớt ngôi nhà duy nhất của mình.”

Theo Jim Leape, Tổng giám đốc của WWF Quốc tế có trụ sở chính tại Gland (Thụy Sĩ), loài người "sống như thể họ đã có thêm một hành tinh nữa sẵn đó làm dự trữ. Chúng ta sử dụng tài nguyên nhiều hơn 50% so với khả năng mà Trái đất có thể cung ứng bền vững, và nếu không có gì được thay đổi, vào năm 2030, thậm chí hai hành tinh như Trái đất cũng vẫn sẽ không đủ cho chúng ta”.

“Báo cáo này cũng giống như một cuộc tổng kiểm kê về hành tinh này, và kết quả cho thấy rằng hành tinh của chúng ta đang đau ốm dừ tử", Jonathan Baillie thuộc Hội Động vật học London, đồng tác giả của báo cáo này trần tình. "Bỏ qua chẩn đoán này sẽ đưa lại hậu quả trọng yếu cho nhân loại; chúng ta có thể khôi phục lại sức khỏe của hành tinh này, nhưng chỉ bằng cách giải quyết tận căn rễ: sự tăng trưởng dân số và sự tiêu thụ quá trời”, ông nói thêm.

Suy sụp kể từ năm 1970
Báo cáo “Hành tinh sống 2012” sử dụng một chỉ số để đo những thay đổi về sức khỏe của hệ sinh thái của hành tinh. Chỉ số này theo dõi hơn 9.000 quần thể của hơn 2.600 loài, và cho thấy một sự suy sụt tổng thể trong tất cả các quần thể kể từ năm 1970. Những hệ sinh thái nhiệt đới đang chịu tổn hại nhiều nhất, với một sự suy giảm 60% trong 40 năm qua. Báo cáo này cũng nêu bật tác động của quá trình đô thị hóa. Vào năm 2050, hai trong ba người sẽ sống ở các thành phố. Dân số ở các nước nghèo đã tăng lên 4,3 lần kể từ năm 1961, và dấu ấn sinh thái của họ đã tăng lên 323% trong khoảng thời gian này, báo cáo cảnh báo.

Ngoài ra, 13 triệu ha rừng đã bị mất đi mỗi năm trên thế giới từ năm 2000 đến 2010. Các nước BRIICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc) và các nước có thu nhập trung bình đã tăng dấu ấn sinh thái bình quân đầu người của họ 65% kể từ năm 1961. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa dấu ấn sinh thái (trên đầu người, ND) của các nước giàu và của các nước nghèo vẫn còn rất lớn. Báo cáo cho thấy những dấu ấn sinh thái của các nước giàu là năm lần cao hơn so với ở các nước nghèo. 10 quốc gia có dấu ấn sinh thái cao nhất trên đầu người là Qatar, Kuwait, UAE, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Bỉ, Úc, Canada, Hà Lan và Ireland.

Dân số thế giới đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1950. Từ 7 tỷ người vào năm 2011, dự kiến dân số sẽ đạt trên 9,3 tỷ vào năm 2050. Báo cáo đề xuất cách để "tạo ra một tương lai yên ấm” cho "9 hoặc 10 tỷ” người từ nay đến năm 2050. Giải pháp bao gồm việc tạo dựng một nền sản xuất sử dụng ít năng lượng hơn, và giảm tiêu thụ. Báo cáo này được xuất bản năm tuần trước khi hội nghị về Phát triển bền vững của Liên hợp quốc được tổ chức tại Rio vào tháng sáu này và được gọi là Rio+20. Chính tại Rio vào năm 1992 Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất đầu tiên đã được tổ chức.

HOÀNG HỒNG MINH (TẠP CHÍ TIA SÁNG)


Hơn 50 thành phố Trung Quốc đang chìm xuống đất


http://www.reds.vn/index.php/





Có lỗi trước hết là việc sử dụng quá mức nguồn nước ngầm, kết quả là bên dưới nhiều thành phố Trung Quốc, trong đó có Bắc Kinh, đã tạo ra những hố ngầm lớn nhất thế giới. Nhưng các vấn đề sinh thái của Trung Quốc không chỉ dừng ở đó.


Ở Trung Quốc, các ao hồ đang bốc hơi, các dòng sông khô cạn, 75% diện tích rừng bị chặt phá. Vì tầng đất bề mặt bị hủy hoại, đất đai đang biến thành sa mạc và phủ cát lên các thành phố, thậm chí các nước láng giềng. Như vậy, Trung Quốc đang trả giá cho tốc độ phát triển kinh tế chưa từng có và sự ham thích tiêu dùng mãnh liệt.

“Năm 1986, khi tôi lần đầu tiên đến Thượng Hải, ở đó chỉ có vài nhà cao tầng. 20 năm sau, số lượng các nhà này tăng lên đến 4.000, đó là gần như gấp đôi New York. Diện tích các tòa nhà văn phòng và nhà ở đang xây dựng ở Bắc Kinh - đó là bằng 3 Manhattan”, - qua một “bức tranh nhỏ” từ cuốn sách “Trung Quốc sẽ đi đâu, thế giới sẽ đi đó” của giáo sứ khoa Lịch sử Trung Quốc hiện đại, Đại học Oxford Karl Gerth, ta có thể đánh giá tốc độ phát triển kinh tế và công nghiệp của nước này.

Sự so sánh với Mỹ không phải là tình cờ: Trung Quốc đang dốc toàn lực cố “đuổi kịp và vượt nước Mỹ”, ít ra là về mức độ tiêu dùng. Và trong một vài lĩnh vực, họ đã làm được điều đó. Thép và thịt tiêu thụ ở đây nhiều gấp đôi ở Mỹ. Việc tiêu thụ ngũ cố và than cũng đang tiến gần đến các con số đó. Trung Quốc muốn sống theo các tiêu chuẩn Mỹ, và liệu chúng ta có thể trách móc họ về điều đó không? Nhưng sự tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc sẽ gây hậu quả gì?

Nếu như số lượng ô tô trên đầu người sẽ đạt đến mức của Mỹ, người Trung Quốc sẽ phải trải nhựa một diện tích gần bằng tất cả diện tích đất hiện đang canh tác. Còn nhu cầu về dầu của Trung Quốc sẽ vượt quá khối lượng dầu khai thác của thế giới, ông Karl Gerth cảnh báo.

Trong cuốn sách của ông, có riêng một chương dành cho các vấn đề sinh thái của Trung Quốc đương đại. Quy mô của chúng cũng gây ấn tượng không kém so với tất cả những thay đổi khác ở nước này trong 20 năm qua. Ví dụ, nhu cầu gia tăng về thịt và len đã dẫn tới sự xuất hiện của những đàn bò, dê và cừu khổng lồ. Kết quả là, những vùng cỏ mênh mông trên các đồng bằng Trung Quốc bị hủy diệt. Tầng đất bề mặt bị tơi vụn và đất biến thành bụi và cát. Riêng ở Bắc Kinh hàng năm hứng chịu nửa triệu tấn cát. Còn trong những năm gần đây, sa mạc nuốt chửng mấy ngàn làng mạc.

“Về thực chất, Trung Quốc đã trở thành nhà xuất khẩu bụi chủ yếu của thế giới - hàng chục triệu tấn bụi Trung Quốc và muội hàng năm bị các luồng không khí đưa đến Triều Tiên và Nhật Bản, thậm chí bay đến bờ tây nước Mỹ”, - ông Karl Gerth viết. Còn đáng sợ hơn về hậu quả là tình hình sử dụng nước. Tháng 3/2012, bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc đã công bố báo cáo, theo đó bên dưới hơn 50 thành phố Trung Quốc đã ghi nhận sự sụt lún liên tục, tờ The Epoch Times  cho biết. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Hàng Châu, Tây An.

Quá trình này bắt đầu không phải ngày hôm qua: ví dụ, Thượng Hải trong 100 năm qua đã sụt xuống 3 m, nhưng trong những năm gần đây, quá trình này tăng nhanh đáng kể. Trong 30 năm qua, mặt đất ở thành phố Thương Châu thuộc tỉnh Hà Bắc ở miền đông sụt xuống 2,4 m. Một bệnh viện địa phương ban đầu có 3 tầng, cuối cùng chỉ còn là 2 tầng do một phần tòa nhà chìm sâu xuống đất. Các cây cầu, tuyến đường sắt bị phá hủy, các vết nứt xuất hiện trên các ngôi nhà.

Riêng Thượng Hải đã phải chi 12 tỷ USD để sửa chữa các bức tường bị nứt, gia cố móng và sửa chữa đường sá. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng sụt lún các chuyên gia quy cho việc sử dụng quá mức nguồn nước ngầm. Mỗi năm, Trung Quốc cần ngày một nhiều hơn tài nguyên nước - cho công nghiệp, nông nghiệp và nhu cầu sinh hoạt. 85% diện tích đất canh tác ở miền bắc Trung Quốc cần tưới, nhưng để có nước, nông dân phải khoan các giếng khoan sâu đến 300 m.

Do kinh tế tăng trưởng bùng nổ, nước đang ra đi khỏi Trung Quốc: các ao hồ đang bốc hơi, các sông băng tan chảy, các dòng sông khô cạn. Karl Gerth dẫn ra một dẫn chứng rất ấn tượng: trong 20 năm qua, ở tỉnh Hà Bắc bao quanh Bắc Kinh, trong 1.000 cái hồ chỉ còn lại vài chục. Ngoài ra, nước của các con sông thường bị nhiễm bẩn kinh hoàng: Trung Quốc đang đổ hàng tỷ tấn nước thải không được làm sạch vào riêng con sông Dương Tử lớn nhất châu Á. Giá cả hàng hóa Trung Quốc tương đối rẻ, một phần là vì phớt lờ các tiêu chuẩn sinh thái. Nhưng cái giá thật sự mà dân chúng nước này đang phải trả cho sự bành trướng ra thị trường thế giới thì cao hơn thế vô cùng nhiều.

Ví dụ, hiện nay, ở Trung Quốc, 100 USD có thể mua mấy chiếc áo len mà ở thế giới còn lại có giá cao hơn nhiều. Để sản xuất một sản phẩm áo len cần lông của 2-3 con dê. Và nếu như số bãi chăn thả ở Trung Quốc gần tương đương như ở Mỹ thì số lượng đại gia súc có sừng nhiều hơn 10 triệu con, còn cừu và dê nhiều hơn 400 triệu con.

Ông Karl Gerth nhận xét khá công bằng rằng, hàng triệu con bò và dê đang điềm nhiên gặm cỏ - đó không phải là một khúc nhạc đồng quê, mà là một câu chuyện giật gân. Tiếp sau các vùng đất màu mỡ ở Trung Quốc, đến lượt các cánh rừng cũng đang biến mất: sự gia tăng xuất khẩu sản phẩm làm từ gỗ đã dẫn tới sự hủy diệt 75% diện tích rừng. Chính phủ Trung Quốc đang cố hạn chế việc chặt hạ cây cối và các biện pháp này đang buộc người Trung Quốc tìm nguồn cung gỗ ở nước ngoài và mua gỗ chặt hạ bất hợp pháp, chủ yếu là ở Nga.

Nhìn chung, tất cả những thảm họa sinh thái mà Trung Quốc hôm nay đang gánh chịu đang trực tiếp có liên quan đến Nga. Các quan chức bộ sinh thái Trung Quốc đã công khai nói rằng, trong những thập niên tới, ở Trung Quốc sẽ xuất hiện hơn 150 triệu di dân hay người tị nạn sinh thái. Đội quân khổng lồ của những di dân Trung Quốc đói khát này sẽ đổ đi đâu? Karl Gerth không hề nghi ngờ, đó chính là Siberia của Nga.

Ngoài việc hàng năm có thêm 4.000 km2 sa mạc, các thành phố Trung Quốc còn đang bị đe dọa bởi các bãi rác. Xung quanh Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Trùng Khánh có không dưới 7.000 bãi rác. 70% tổng số máy tính và máy móc văn phòng khác bị vứt bỏ trên thế giới là ở Trung Quốc, nơi dân chúng sở tại, chủ yếu là trẻ em đang cố moi từ chúng các mẩu kim loại quý.

Một số thành phố trên biên giới với Hongkong đã biến thành các bãi rác hàng điện tử. Các kết luận mà Karl Gerth đưa ra rất bi quan. Nền kinh tế thế giới đang chờ đợi sự tăng trưởng tiếp tục từ Trung Quốc. Nhưng ít ai nghĩ, sự tăng trưởng đó đang dẫn đến đâu. Bởi lẽ, Trung Quốc không phải là một hệ thống cô lập, có nghĩa là các thảm họa sinh thái của họ kiểu gì cũng đụng chạm đến cả thế giới còn lại.

Vị giáo sư cũng rất nghi ngờ khả năng nền dân chủ và đi cùng với nó là sự cở mở và công khai sẽ giải quyết được các vấn đề đang tồn tại ở Trung Quốc. Chủ yếu là vì dân chúng các nước đã quen đưa các chất thải và rác của mình sang thế giới thứ ba, sang chính Trung Quốc nêu ra ý kiến như vậy. Bởi lẽ, nền dân chủ của họ không cấm họ làm việc đó.

Như thế, Trung Quốc đang tiêu lạm “mau lẹ” tương lai của chính mình. Và hiện tại, không thế hiểu cái gì có thể làm dừng quá trình này.

NAM XƯƠNG (VIETNAMDEFENCE.COM)


Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

dự án thủy điện Đồng Nai

2012-10-17
Sự cố thủy điện Dak Rong thuộc tỉnh Quảng Trị bị vỡ trong vài ngày nay làm hồ sơ các đập thủy điện trở nên nóng bỏng hơn trong đó có Sông Tranh 2 và dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.

AFP photo
Các kỹ sư và kỹ thuật viên làm việc trong phòng điều khiển chính của nhà máy thủy điện Hòa Bình. Ảnh minh họa.

Ảnh hưởng đến môi trường

Người dân các khu vực thủy điện hiện nay sau khi Sông Tranh liên tiếp bị động đất đã phản ứng dây chuyền trước các dự án thủy điện đang được trình cho chính phủ để thực hiện trong đó có đập thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Hai đập thủy điện này chỉ được xây dựng khi hàng trăm ngàn hec ta rừng nam Cát Tiên bị phá hoàn toàn và sau đó kéo theo những di chứng sinh thái không thể nào đánh giá được.
Theo website chính thức của Vườn Quốc gia Cát Tiên có ghi rõ “Việc xây dựng thuỷ điện sẽ làm thay đổi dòng chảy, chế độ ngập nước của hệ thống sông Đồng Nai và các bàu đầm, đặc biệt là khu Bàu Sấu (đã được công nhận là khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế). Thông qua đó, sẽ ảnh hưởng đến sinh cảnh và môi trường sống của các loài động thực vật. Bên cạnh đó, việc xây dựng thuỷ điện sẽ làm mất diện tích đất rừng. Do vậy, chúng tôi khẳng định là việc xây dựng thuỷ điện sẽ ảnh hưởng có hại đến tài nguyên và môi trường rừng”.
Nguồn lợi thủy điện không thể bù đắp so với sự mất mát quá lớn từ đời sống sinh vật bị đảo lộn, rừng bị phá khiến khu vực hạ lưu là Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh sẽ bị ngập lụt vào mùa mưa, tệ hơn nữa là một vụ vỡ đập nếu xảy ra thì hai nơi này có nguy cơ biến thành biển trắng.
Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật, một cán bộ khoa học đồng thời có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kiểm lâm sau nhiều lần gửi các kiến nghị chống lại việc xây dựng thủy điện không có kết quả, ông đã quyết định gửi thư lên thẳng chủ tịch nước và chính phủ trình bày những phản biện của mình nếu hai con đập được xây dựng.
Việc xây dựng thuỷ điện sẽ làm mất diện tích đất rừng. Do vậy, chúng tôi khẳng định là việc xây dựng thuỷ điện sẽ ảnh hưởng có hại đến tài nguyên và môi trường rừng”.
Website Vườn Quốc gia Cát Tiên
Thư kiến nghị của Ths Thuật được phản hồi từ chính cơ quan ông làm việc và những cảnh cáo cũng như kỷ luật có thể được áp dụng đối với ông vì đã gửi kiến nghị vượt cấp theo tinh thần luật công chức. Khi được hỏi cảm tưởng Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật cho biết:
Thật sự trong bối cảnh đất nước như thế này thì cũng hiểu được lãnh đạo họ cũng có những khó khăn riêng. Bây giờ người tốt trong xã hội này không nhiều mà việc này rất lớn và phức tạp vì rất nhiều bộ ngành đã tham mưu cho thủ tướng để đồng ý thủy điện này được thi công sớm. Nhất là giai đoạn gay go trong vấn đề đánh giá tác động môi trường thì việc hợp thức hóa làm thủ tục cuối cùng chuẩn bị thi công từ đó tới giờ chưa bao giờ xảy ra việc đánh giá tác động môi trường mà bị bác bỏ. Thật sự vấn đề này không phải là vấn đề chính trị mà là vấn đề môi trường.
Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật cũng là người gửi kiến nghị thu thập 10 ngàn chữ ký để cứu rừng Cát Tiên vì theo ông đây là di sản quốc gia đã được UNESCO thừa nhận nên Liên Hiệp Quốc có thể vào cuộc yêu cầu chính phủ Việt Nam ngưng dự án. Ông cho biết chi tiết hơn:
Môi trường chính là chúng ta. Con người được tạo bởi chính những yếu tố môi trường như không khí, đất nước mà CátTiên là khu sinh quyển thế giới như vậy không còn là tài sản của quốc gia nữa mà nó là di sản và tài sản của thế giới. Trách nhiệm bảo vệ Cát Tiên là trách nhiệm toàn nhân loại chứ không riêng người Việt Nam do vậy có một sự hưởng ứng rất lớn trong cộng đồng thế giới bây giờ. Hy vọng rằng khi thu thập được 10 ngàn chữ ký thì Liên hiệp quốc sẽ có ý kiến với chính phủ Việt Nam để dừng lại hai dự án này.

Quyền của người dân

lai-dong-dat-tai-thuy-dien-song-tranh-2_1-250.jpg
Người dân lo lắng quanh khu vực thủy điện Sông Tranh 2

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc thuộc đơn vị Đồng Nai trong một lần tới hiện trường mới đây nhằm trao đổi với cử tri Đồng Nai và chủ đầu tư đã đưa ra nhận xét:
Cái danh xưng Đồng Nai là nơi đã gắn chặt với tôi trong tư cách một đại biểu quốc hội. Mặc dù địa bàn xây dựng của thủy điện 6 và 6A không nằm trong địa bàn của tỉnh Đồng Nai nhưng Đồng Nai là hạ lưu của con sông vì thế cho nên quan tâm của cử tri chúng tôi rất bức xúc, vì thế ngày hôm qua có cuộc tiếp cận với chủ đầu tư.
Thật ra phải nói cho sòng phẳng, công bằng. Ở đây phải thấy các nhà đầu tư kinh doanh thì họ phải có lợi nhuận và họ cũng đã tuân thủ tất cả những yêu cầu mà luật pháp quy định rồi. Vấn đề ở chỗ là thông tin không rõ ràng. Cái quan tâm nhất của mọi người là vấn đề môi trường. Hiệu quả kinh tế thì ai cũng thấy rằng nguồn điện năng là rất cần thiết cho sự phát triển xã hội.
Liên quan đến vùng Nam Cát Tiên là vùng hướng đến mục tiêu được công nhận bởi UNESCO cho nên luận chứng bảo vệ môi trường của chủ đầu tư đưa ra nhưng sự phản biện không mang tính chất khoa học và ở đây thiếu vắng vai trò của quản lý nhà nước. Có những tổ chức xã hội về nghề nghiệp, nhà khoa học đã lên tiếng rất mạnh mẽ cho nên quan điểm của tôi lúc này nhà nước phải thể hiện vai trò trách nhiệm của mình. Trách nhiệm với cả doanh nghiệp nữa. Họ đã bươn chải theo dự án này mà sự tốn kém của họ là sự tốn kém của xã hội. Trong khi đó thì nhà nước gần như không thể hiện thái độ rõ ràng dứt khoát của mình.
Ví thế tôi cho rằng vấn đề liên quan đến hệ thống của các nhà máy thủy điện Việt Nam đang rất cần xem xét lại để bảo đảm tính bền vững của nó và làm cho người dân an tâm hơn.
Khi được hỏi phản ứng của cơ quan nơi Thạc sĩ Thuật làm việc có dấu hiệu quá cứng nhắc và có vẻ như trù dập người góp ý kiến liệu có vi phạm luật pháp hay không, đại biểu Dương Trung Quốc cho biết:
Ở đây có hai điều, một là luật công chức và những quy định nơi cơ quan, tùy theo dạng đặc thù của cơ quan đó thí dụ như vấn đề bảo mật....Nhưng căn bản người công dân có quyền tỏ thái độ của mình. Với bất kỳ ai nhất là những người có trách nhiệm. Tôi cho cách xử lý này là không thể chấp nhận được. Quy định của mỗi cơ quan thì có thể là được quy định nhưng không thể vi phạm quyền của người dân.
Tôi cho rằng vấn đề liên quan đến hệ thống của các nhà máy thủy điện Việt Nam đang rất cần xem xét lại để bảo đảm tính bền vững của nó và làm cho người dân an tâm hơn.
ĐBQH Dương Trung Quốc
Có một thực tế đáng buồn đó là trong khi đập thủy điện làm người dân lo sợ cho tính mạng tài sản của họ bao nhiêu thì nhà nước vòng vo tránh né một cách khó hiểu bấy nhiêu. Người dân biết rằng khi Sông Tranh 2 và những câu hỏi nóng bỏng còn đó thì hai đập Đồng Nai 6 và 6 A không có một cơ may nào được dừng lại kể cả sự nhập cuộc của UNESCO.
Những sự việc vừa xảy ra trong thời gian mới đây cho thấy mặc dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người trách nhiệm cho phép các dự án thủy điện hoạt động nhưng rồi cũng sẽ bị cuốn trôi theo dòng thác thủy điện của EVN như Sông Tranh 2 và người chịu thiệt hại sau cùng vẫn là người dân chứ không ai khác.


.

Cháy nhà mới ra mặt chuột

2012-10-19
Vụ vỡ đập thủy điện Đakrông 3 ở Quảng trị là lời cảnh báo cho hàng trăm công trình thủy điện lớn nhỏ ở Việt Nam, đặc biệt là hệ thống thủy điện bậc thang.

Photo courtesy of baogialai.com
Thân đập Dak Rông bị vỡ. Ảnh chụp hôm 14/10/2012

Che giấu thông tin

Trong những ngày qua, báo chí đưa tin sự cố Đak Rông 3 khá nhiều, nhất là cách thức chủ đầu tư che giấu thông tin, xem thường chính quyền địa phương cũng như tính mạng và tài sản của người dân. Chủ đầu tư cãi chày cãi cối tới khi không còn cách nào khác mới chịu nhìn nhận.
Đak Rông 3 có tổng đầu tư hơn 210 tỷ đồng, hoàn thành sau 2 năm thi công với hai tổ máy công suất tổng cộng 8MW và vừa được tổ chức nghiệm thu đưa vào vận hành chính thức phát điện thương mại, hòa lưới điện quốc gia hôm 25/9/2012.  Đập cao 20 mét dài 146 mét dung tích hồ chứa 3.400.000 mét khối do Công ty tư cổ phần thủy điện Trường Sơn ở Đồng Hới làm chủ đầu tư. Đập bị vỡ từ sáng 7/10 nhưng thông tin bị ém nhẹm tới 13/10 mới được nhìn nhận và công bố. Rất may chỉ có thiệt hại hoa màu, không có tổn thất nhân mạng trong vụ vỡ đập này.
Trả lời Nam Nguyên vào tối 18/10, GSTS Vũ Trọng Hồng nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, Chủ tịch Hội Thủy Lợi Việt Nam từ Hà Nội nhận định:
Sau khi xem các bức ảnh thì cái chính là thủ tục cho phép tích nước là chưa làm đúng. Bởi vì đoạn đó tôi xem ảnh chưa xây xong, chắn tạm tấm bê tông phía trước mà đàng sau không có những ngăn cho tích nước thì lũ về là vỡ thôi. Điểm quan trọng nhất là do Hội đồng Nghiệm thu Cơ sở đã làm không đúng thủ tục, bởi vì muốn tích nước thì phải xây dựng xong công trình.
Chỉ cần đọc tựa bài của một số báo điện tử đã thấy vấn đề đầy bức xúc. Lao Động giật tít “Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 sau 15 ngày hòa lưới điện quốc gia” bài kế tiếp “Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3: Lộ bê tông trộn đất và gỗ mục” và bài thứ ba “Không cơ quan nào biết chất lượng công trình thủy điện nhỏ.” Trong khi đó Thanh Niên có tựa bài khá ấn tượng “Ém nhẹm thông tin vỡ đập thủy điện”; Báo Dân Trí chạy tít đầy bức xúc “Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3: Không thể đổ lỗi cho thiên tai!” Còn Nông Nghiệp Việt Nam thì ghi nhận sự kiện “Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3: Chưa di dời dân đã tích nước hồ.”
Trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển thủy điện ồ ạt đặc biệt là thủy điện vừa và nhỏ với sự tham gia của các nhà đầu tư không chuyên ngành. Qua sự kiện Đak Rông 3 GSTS Vũ Trọng Hồng nhận định:
Trong việc đầu tư thường có sự cạnh tranh nhau, người đầu tư muốn làm nhanh để mau thu hồi vốn, nhưng đối với người quản lý phải đảm bảo công trình đầu tư phải đúng luật, tức phải đảm bảo chất lượng. Tôi nghĩ là chúng ta chưa tổng kết hết được các công trình nhỏ, nhưng trong một số công trình vẫn xảy ra chuyện là nhà đầu tư vẫn muốn có lợi nhuận sớm.
Điểm quan trọng nhất là do Hội đồng Nghiệm thu Cơ sở đã làm không đúng thủ tục, bởi vì muốn tích nước thì phải xây dựng xong công trình.
GSTS Vũ Trọng Hồng
Việc Đak Rông 3 tích nước sớm đấy là do muốn có lợi nhuận cao. Tôi được biết miền Trung đang có rất nhiều thủy điện nhỏ và đã hoàn thành, theo tôi Đak Rông 3 là một bài học và đề nghị các tỉnh có công trình này phải có đề xuất ra những chương trình kiểm tra đánh giá xem xét, không được để chủ đầu tư tùy tiện như vậy.
Theo báo mạng Nông Nghiệp VN, nhánh sông Đak Rông từ Tà Rụt chảy về xã Đak Rông theo hướng Nam Bắc dài hơn 60km nhưng gánh trên mình 4 đập thủy điện theo dạng bậc thang trải dài từ phía xã Tà Rụt ra tới cầu Đak Rông thuộc huyện Đak Rông tỉnh Quảng Trị. Trong đó, đập thủy điện Đak Rông 3 nằm ở giữa, phía trên là thủy điện Đak Rông 1, phía dưới là thủy điện Đak Rông 4 và 2 đang xây dựng. Sự cố vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 như lời cảnh báo nghiêm khắc cho nhiều công trình thủy điện khác, lơ là với an toàn hồ đập, chính là lơ là với tính mạng của người dân.

Sai quy trình

Untitled-1-250.jpg
Một góc Nhà máy thủy điện Đakrông 3 bên cạnh thân đập bị vỡ. Photo courtesy of vtc.vn

Nhận xét về xu hướng thiết lập thủy điện bậc thang nói chung tiềm ẩn nhiều nguy cơ lợi bất cập hại, GSTS Nguyễn Thế Hùng giảng dạy ở khoa xây dựng thủy điện thủy lợi Đại học Bách khoa Đà Nẵng nhận định:
Thủy điện giống như một con dao hai lưỡi, nhất là thủy điện bậc thang cần phải nghiên cứu cho kỹ bởi vì nó có hiệu ứng Domino, nếu lỡ mà đập ở trên bị vỡ có thể tác động dây chuyền làm vỡ những đập ở phía dưới. Hơn nữa tình trạng quá nhiều thủy điện ở thượng lưu, nếu không quản lý lưu vực tổng hợp không đưa về quản lý một mối, để lập chương trình điều tiết lũ liên hồ thì nhiều lúc gây khó cho hạ lưu. Thí dụ khi hạ lưu có mực nước cao và mưa lớn mà các hồ lại thi nhau xả lúc cùng một lúc thì lũ chồng chất làm nước lũ dâng rất nhanh có thể gây thiệt hại nhân mạng và tài sản.
Khảo sát tại hiện trường Đak Rông 3 của phóng viên báo Lao Động trong 2 ngày 13 và 14/10 cho thấy những dấu hiệu nghiệm trọng của tình trạng chất lượng công trình không đảm bảo trước con nước “rất hỗn” của dòng sông Đak Rông. Tại hiện trường, những khối bê tông khổng lồ vỡ ra từ thân đập bị trôi xuống hạ lưu nơi xa nhất chừng vài trăm mét. Bên ngoài những khối bê tông này lòi ra lưa thưa những que sắt, loại lớn nhất là phi 16. Nhà báo Lao Động ghi nhận những que sắt này không có dấu bị kéo đứt, gãy mà đa số còn nguyên vẹn. Điều này cho thấy, sắt được kết cấu cho từng khối bê tông riêng rẽ, chúng không được hàn hoặc tổ chức kết cấu cho toàn bộ thân đập.
Thủy điện giống như một con dao hai lưỡi, nhất là thủy điện bậc thang cần phải nghiên cứu cho kỹ bởi vì nó có hiệu ứng Domino, nếu lỡ mà đập ở trên bị vỡ có thể tác động dây chuyền làm vỡ những đập ở phía dưới.
GSTS Nguyễn Thế Hùng
Vẫn theo Lao Động điện tử, tại những nơi bê tông bị bể ra, bằng mắt thường có thể nhìn thấy nhiều tạp chất gồm đất, gỗ, củi…một số nơi có thể dùng tay bẻ bê tông rời ra từng cục. Ngay dưới chân thân đập, nơi chỉ chịu áp lực nước xối từ trên cao xuống, bê tông cũng bị xói trôi nhiều đoạn, lòi ra những que sắt nhỏ. Còn ngay tại vị trí đáy đập, nơi phần nổi của đập vừa bị cuốn trôi hôm 7/10, cũng chỉ thấy lòi lên những que sắt loại nhỏ. Tờ báo trích lời một người thợ xây dựng, chuyên nhận làm nhà ở cho cư dân địa phương nói rằng, bản thân không phải kỹ sư, nhưng nhìn vào kết cấu sắt trong các khối bê tông và nơi đáy đập, ông nghĩ rằng sắt như vậy vừa ít vừa quá nhỏ, không đủ để giữ hàng trăm tấn bê tông thế này.
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, GSTS Vũ Trọng Hồng nhận định:
Những bức ảnh người ta nhìn thấy thì đúng là chất lượng bê tông không đạt. Thông thường thủy điện nhỏ không có quản lý của bộ chuyên ngành mà giao xuống địa phương, trong khi địa phương chưa có trình độ chuyên môn để nghiệm thu công trình được. Tôi đang kiến nghị phải xem xét lại qui trình giao thủy điện nhỏ xuống địa phương liệu có đủ khả năng để quản lý hay không?

Chủ đầu tư tùy tiện?

baomoi-250.jpg
Cơ quan chức năng Quảng Trị tại hiện trường đập thủy điện Đakrông 3 bị vỡ. Photo courtesy of baomoi.com.vn

Trong một bài khác đưa lên mạng ngày 17/10, Lao Động điện tử nêu lên một vấn đề bức xúc, “đó là việc không một cơ quan nhà nước thẩm quyền nào biết hoặc quản lý hay chịu trách nhiệm về chất lượng, sự an toàn đập đối với các thủy điện vừa và nhỏ dưới 30 MW.” Theo tờ báo thì các nghị định, quyết định của cấp chính phủ hoặc cấp bộ mâu thuẫn, tròng tréo dẫn tới tình trạng như vừa nêu. Nghị định 72 của chính phủ về an toàn đập thủy điện qui định thẩm quyền nghiệm thu để đưa đập vào hoạt động thuộc UBND tỉnh, nhưng thông tư số 34 của Bộ Công thương về quản lý an toàn của công trình thủy điện vừa và nhỏ lại qui định việc nghiệm thu để đưa vào khai thác sử dụng đập là do chủ đầu tư quyết định. Do vậy ông Hoàng Tiến Dũng trưởng phòng  quản lý điện năng Sở Công thương Quảng Trị nhìn nhận là Sở không liên quan, không có thông tin, không biết, không được mời tham gia nghiệm thu công trình thủy điện Đak Rông 3.
Vẫn theo Lao Động điện tử, ông Mai Thức, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị khẳng định: “Toàn bộ từ lập dự án đầu tư phê duyệt, quyết định đơn vị thi công, giám sát, tất tần tật đều do chủ đầu tư tức Cty cổ phần thủy điện Trường Sơn một tay làm cả.” Ông Thức nhấn mạnh, UBND tỉnh Quảng Trị, cơ quan chức năng ở địa phương không hay biết gì cả và không loại trừ khả năng chủ đầu tư, đơn vị thi công, giám sát là “người một nhà”. Về điểm này theo điều tra của Lao Động, ông Mai Văn Huế, chủ tịch HĐQT Cty cổ phần thủy điện Trường Sơn là chủ đầu tư cũng chính là TGĐ Cty cổ phần Tân Hoàn Cầu là đơn vị thi công. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Mai Thức nói với nhà báo: “vấn đề nghiêm trọng nhất là chủ đầu tư đã đưa đập vào vận hành mà không hề báo cáo cho cơ quan nhà nước thẩm quyền tại địa phương biết."
Toàn bộ từ lập dự án đầu tư phê duyệt, quyết định đơn vị thi công, giám sát, tất tần tật đều do chủ đầu tư tức Cty cổ phần thủy điện Trường Sơn một tay làm cả.
Trích Lao Động điện tử
Báo Dân Trí bản tin trên mạng ngày 17/10 nhận định: “Sau những rắc rối ở Sông Tranh 2 Quảng Nam, sự cố vỡ đập Đak Rông 3 Quảng Trị đang khiến các nhà khoa học lo lắng về độ an toàn của hệ thống thủy điện."
Tờ báo trích lời TS Đào Trọng Tứ, thành viên Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam nhận định rằng: “Trường hợp của thủy điện Đak Rông 3, sự cố vỡ đập chỉ sau 15 ngày hòa lưới điện quốc gia là điều không thể chấp nhận.” Vị chuyên gia từng có thời là Phó Tổng Thư ký Ủy ban Sông Mê Kông Việt Nam bày tỏ lo ngại: “Đak Rông 3 là tín hiệu đầu tiên cảnh báo nguy cơ mất an toàn từ những thủy điện nhỏ. Trong khi đó, hiện cả nước có 300 đập vừa và nhỏ, gần 1.000 đập thủy lợi. Nếu gặp thời tiết bất lợi, mưa lũ kéo dài sẽ rất nguy hiểm."

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/when-truth-is-uncovered-nn-10192012124543.html 

.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Những “Quái vật” sắp...biến mất

http://vtc.vn/394-225294/phong-su-kham-pha/quai-vat-sapbien-mat.htm

Với cách săn bắt như hiện nay, loài cá chiên, lăng, quất, dầm xanh, đặc biệt là cá chiên khổng lồ, được mệnh danh là “quái vật” sông Đà đã sắp biến mất khỏi dòng sông này.
> Cụ già 100 tuổi và cuộc chiến với "quái vật" sông Đà> Săn "trâu mộng" dưới đáy sông Đà
> "Vương quốc" của "quái vật" sông Đà
> "Quái vật" sông Đà và câu chuyện rùng rợn> Đi tìm "quái vật" sông Đà

Cách đây chục năm, để vào được huyện lỵ Quỳnh Nhai, phải đi từ Sơn La từ sáng sớm đến tối mịt mới vào đến bến phà Bắc Uân, rồi đi thuyền đuôi én ngược sông Đà, vượt 30km ghềnh thác nữa mới đến nơi. Hôm nào trời mưa thì có thể mất 2-3 ngày, thậm chí muốn vào không được, muốn ra không xong.

“Quái vật” sắp...biến mất
Giao thông ở các xã dọc đầu nguồn sông Đà chủ yếu là đường thủy. 

Từ huyện lỵ vào các xã dọc sông Đà chủ yếu là đi đường sông, nên hôm nào nước lớn thì không đi nổi. Đường đi khó khăn nên lái buôn dưới xuôi chẳng thể tìm lên để thu mua loài đặc sản quý hiếm này. Do đó, cá nhiều nhung nhúc, người dân ven sông ăn nhiều cũng chán.

Từ ngày cá chiên, lăng, loài cá được mệnh danh là “quái vật” sông Đà được các đại gia ưa chuộng, đường sá lên vùng đầu nguồn sông Đà thuận lợi, thì tình trạng săn bắt gia tăng mạnh mẽ, khiến loài cá này ngày một ít đi. Những con “quái vật” lăng, chiên nặng vài chục kg đã "trôi" dần về dĩ vãng.
“Quái vật” sắp...biến mất
Đặt bẫy cá chiên. 

Nguyên nhân chính khiến loài “quái vật” sông Đà biến mất nhanh chóng là cách khai thác tận diệt của những nhóm thợ săn cá vùng dưới tìm lên.

Từ chục năm nay, dọc đầu nguồn sông Đà chảy bên nước ta xuất hiện hàng trăm đội thợ săn bắt “quái vật” sông Đà. Họ là những thợ lặn, thợ săn cá rất giỏi từ các tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ tìm lên. Những đội thợ săn này được trang bị tàu thuyền hiện đại, thiết bị lặn tân tiến, có thể lặn sâu hàng chục mét nước, vài giờ dưới lòng sông trong điều kiện nước chảy mạnh.
“Quái vật” sắp...biến mất
Thợ lặn săn "quái vật" trên sông Đà. 

Những đội săn bắt cá này cứ dong thuyền ngược sông Đà, tìm những địa điểm có nhiều lăng, chiên, quất, nhồng, dầm xanh và những loài cá lớn khác, rồi đeo bình ôxi hoặc ngậm dây hơi, đeo kính nhìn dưới nước, nhảy xuống lòng sông truy tìm “quái vật”. Loài “quái vật” này khi ở trong hang rất hiền lành nên họ có nhiều cách để tóm sống.

Với những con “quái vật” tinh ranh, lẩn sâu trong hang hốc, họ dùng vợt điện chích thì chỉ có chết đứ đừ. Khi những đội quân săn cá này nhảy xuống sông, chỉ sợ không có cá, chứ đã đối mặt với cá thì chả con nào thoát được.
“Quái vật” sắp...biến mất
"Quái vật" cá chiên trên sông Đà mỗi ngày thêm vắng bóng. 

Những nhóm thợ săn cá này thường dùng máy phát điện 3 pha và củ điện để quét cá từ đáy sông. Xung điện, củ điện có tầm hoạt động trong bán kính 10m, với độ sâu hàng chục mét, khiến cá 40-50kg, sống ở đáy sông cũng phải ngoi lên mặt nước mà “thở dốc”.

Củ điện là máy phát điện của các loại xe xúc, máy ủi, máy cày… cho ra dòng điện 3 pha. Điện được dẫn xuống chân lưới, và hai chiếc thuyền chạy song song sẽ quét những địa điểm có nhiều cá.

Mỗi khi dòng điện 3 pha đưa xuống sông, cá chỉ còn mỗi cách là “nhảy” lên thuyền để không bị điện giật. Với cách săn kiểu tận diệt này, từ tôm tép cho đến các loài cá 40-50kg đều chui tọt vào lưới. Những nhóm thợ săn này đã “quét” sạch cá ở dưới hạ lưu và hiện tại đang tìm lên phía đầu nguồn sông Đà để quét nốt số cá còn lại.
“Quái vật” sắp...biến mất
Những phương tiện đánh bắt thô sơ như thế này đã được thay thế bằng những biện pháp hủy diệt. 

Những đội săn cá sống quanh khu vực hồ thủy điện Hòa Bình, đặc biệt là dân chài của hồ Hòa Bình, đều là những thợ săn cá thiện nghệ, cung cấp cá đặc sản cho thành phố Hòa Bình và Hà Nội.

Khi đập thủy điện Hòa Bình xây dựng, lòng hồ rộng mênh mông, xuất hiện nhiều loài cá lớn, như mè, chép, trôi, trắm nặng vài chục kg, rồi cá măng nặng gần tạ, nhưng các loài cá quý hiếm, đặc sản như lăng, chiên, quất, dầm xanh, anh vũ thì biến mất. Những loài cá này chỉ sống ở những vùng nước chảy mạnh, nhiều hang hốc, nên các thợ săn cá lại phải ngược sông hàng trăm km để truy tìm cá quý.
“Quái vật” sắp...biến mất
Lái buôn thu mua cá chiên ở miền núi. 

Ngoài ra, nhóm thợ săn cá ở Việt Trì cũng là những “con rái cá” thực sự. Những đội săn cá ở đây đều có đồ nghề trị giá hàng trăm triệu đồng, để truy tìm cá hiếm ở khu vực Bạch Hạc, đoạn ngã ba sông Hồng và sông Đà. Khi các loài cá hiếm, đặc biệt là cá anh vũ, có giá 4-5 triệu đồng/kg bị tuyệt diệt, thì họ kéo nhau ngược sông Lô, Gâm, đặc biệt là sông Đà để săn cá quý.

Nhiều quán cá ngon ngoài đê sông Hồng ở Hà Nội, Vĩnh Phúc và dọc khu vực Bạch Hạc của TP Việt Trì chủ yếu được cung cấp bởi hàng chục đội thợ săn cá của dân chài Đoàn Kết, Việt Xuân, Châu Hạ, Bạch Hạc… ở Việt Trì. Thợ săn cá ở các làng chài dọc sông Hồng từ Hà Nội lên đến cầu Trung Hà (Ba Vì), cũng là những sát thủ của cá lăng, chiên…
“Quái vật” sắp...biến mất
Những con cá lăng lớn được các đại gia săn lùng ráo riết để thưởng thức bất kể giá đắt thế nào. 

Với những khu vực nước sâu, chảy quá mạnh, hang hốc nhỏ, không thể lặn xuống được thì họ thả những quả mìn tự chế chứa cả kg thuốc nổ xuống. Khi mìn nổ, không những “quái vật” sông Đà nặng vài chục kg mà tất cả các loài thủy sinh khác trong bán kính hàng chục mét cũng tan xác.

Tình trạng khai thác vàng ồ ạt cũng góp phần hủy diệt “quái vật” sông Đà. Dọc đầu nguồn sông Đà, đặc biệt là đoạn qua địa phận Quỳnh Nhai, lúc nào cũng có cả trăm chiếc thuyền đào đãi vàng. Mỗi chiếc thuyền có mấy chục gầu xúc, liên tục múc cát, đá dưới lòng sông lên lọc lấy vàng, rồi lại đổ xuống, làm xáo động môi trường sống của các loài cá quý, khiến chúng di chuyển khỏi hang hốc và dính lưới, bẫy giăng mắc kín sông.
“Quái vật” sắp...biến mất
Những chiếc thuyền khai thác vàng dọc sông Đà cũng góp phần làm hủy diệt "quái vật". 

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, những loài “quái vật” sông Đà sẽ tuyệt diệt trong một tương lai gần, khi đập thủy điện Sơn La hoàn thành. Toàn bộ lòng sông Đà từ Mường La, lên đến Thuận Châu, Quỳnh Nhai, đến tận Điện Biên và thị xã Lai Châu (cũ) sẽ biến thành một hồ nước khổng lồ.
“Quái vật” sắp...biến mất
Trong tương lai không xa, dòng sông Đà biến thành những hồ nước mênh mông, và các loài cá quý hiếm cũng sẽ biến mất. 

Và trong tương lai không xa, khi thủy điện Nậm Nhùn (Lai Châu), cùng hàng loạt thủy điện nhỏ ở các nhánh sông, suối đổ ra sông Đà hoàn thành, thì con sông Đà hùng vĩ coi như đã biến mất, thay vào đó là những hồ nước tĩnh lặng chứa hàng tỷ mét khối nước. Điều đó cũng có nghĩa, các loài cá quý, đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam, được mệnh danh là “quái vật” sông Đà, sẽ vĩnh viễn biến mất.

Phạm Ngọc Dương

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Không khí Việt Nam ô nhiễm nhất thế giới

http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/kh24/Khong-khi-Viet-Nam-o-nhiem-nhat-the-gioi/20125/208062.datviet


Theo Chỉ số hiệu suất môi trường (EPI) 2012 do các tổ chức quốc tế vừa công bố, chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường chung của Việt Nam năm 2012 xếp ở vị trí 79/132 quốc gia.


Dù không quá chú ý vào việc xếp hạng, song những con số khẳng định chất lượng môi trường đô thị của Việt Nam thuộc nhóm 10 nước tệ hại nhất trên toàn cầu cũng khiến các nhà quản lý môi trường đáng suy nghĩ.

PGS.TS Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ TN-MT thẳng thắn nhìn nhận: “Không nên bi quan mà phải dựa vào những thông tin đó để tìm cách cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay”.

Theo Báo cáo môi trường có tên gọi là “The Environmental Performance Index” - gọi tắt là EPI 2012 do Trung tâm nghiên cứu thuộc đại học Yale và đại học Columbia của Hoa Kỳ cùng với Liên hiệp Châu Âu thực hiện, ề chỉ số môi trường tổng quát, Việt Nam hiện đứng thứ 79 trong tổng số 132 nước được khảo sát. Chỉ số môi trường không khí, Việt Nam hiện đứng thứ 123 trên 132 nước được xếp hạng, và theo dự báo, sẽ tiếp tục rớt hạng trong thời gian tới.

Ô nhiễm không khí ở TP.HCM (Ảnh: Nguyễn Hữu)

Trước công bố này, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến đã đưa ra quan điểm của Bộ TN-MT rằng bảng xếp hạng môi trường này có nhiều chỉ số không chính xác, nhưng xét trên bình diện tổng quan, phải thừa nhận là chất lượng không khí của Việt Nam không tốt.

GS-TSKH Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi trường đô thị Việt Nam cũng thẳng thắn, số liệu quan trắc môi trường nhiều năm qua chứng tỏ rằng, thực tế môi trường không khí ở các đô thị Việt nam bị ô nhiễm rất nặng chủ yếu về bụi.

Thế nhưng, GS-TSKH Đăng cũng cho rằng, xét về khí ô nhiễm độc hại như SO2, NO2, CO thì môi trường không khí ở Việt Nam chưa bị ô nhiễm, còn tốt hơn so với nhiều đô thị trên thế giới và trong khu vực, như là Bắc Kinh, New Deli, Bangkok... Thêm nữa, ô nhiễm bụi nặng nề ở nước ta chủ yếu ở các thành phố lớn, đặc biệt là ở Hà Nội, TP HCM và các thành phố loại 1, loại 2, như là Hải Phòng, Nam Định, Việt Trì, Cần Thơ, Buôn Ma Thuột..., trừ TP Đà Nẵng (năm 2011 TP Đà Nẵng được Ban Thư Ký ASEAN công nhận là 1 trong 10 thành phố có không khí sạch trong ASEAN), chất lượng môi trường không khí ở nhiều đô thị loại vừa và loại nhỏ của nước ta còn rất tốt.

Là một nhà khoa học nghiên cứu về môi trường nhiều năm, PGS-.TS Nguyễn Đình Hòe, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội tỏ ra không có gì đáng ngạc nhiên. PGS-TS Hòe nói: “Bụi là đúng rồi. Chẳng có đô thị nào như Hà Nội hay TP.HCM lại suốt ngày đào bới như một công trường xây dựng như vậy”.

Dù tôn trọng ý kiến của tổ chức khoa học đã công bố, song PGS-TS Hòe cho rằng, họ có thể nghiên cứu theo tiêu chuẩn và cơ sở thực nghiệm riêng, không nên chú ý vào thang tiêu chuẩn nhất, nhì, ba. Tuy nhiên, PGS-TS Hòe nhận xét, đúng là cách quản lý đô thị của Việt Nam có “vấn đề” mới để xảy ra tình trạng bụi khủng khiếp như thế. “Đi đâu cũng thấy bụi và ngột ngạt vô cùng”, TS Hòe nói.

GS-TSKH Phạm Ngọc Đăng cũng đã chỉ ra nguồn gây ô nhiễm không khí chính ở các đô thị chính là hoạt động xây dựng, giao thông… Do vậy, cần khắc phục và giảm thiểu triệt để ô nhiễm không khí trong các lĩnh vực hoạt động này. Ngoài ra, cơ quan quản lý môi trường phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), xử lý một cách nghiêm minh, công bằng, công khai, minh bạch và xử phạt kinh tế một cách đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm luật pháp về BVMT. GS-TSKH Đăng cũng kiến nghị cần ban hành Luật Không khí sạch. “Hiện rất nhiều nước trên thế giới đã có luật Không khí sạch từ lâu”, GS-TSKH Đăng nói.


Chất lượng
Đánh giá xu hướng thay đổi
Mức độ tổng hợp
Chỉ số
Xếp hạng
(trên tổng số 132 quốc gia)
Chỉ số
Xếp hạng
Chỉ số chất lượng môi trường
50,6
79
4,2
73
Sức khỏe môi trường
51,6
91
20,4
31
Không khí (ảnh hưởng tới sức khỏe con người)
31
123
-12,1
125
Gánh nặng lây bệnh từ môi trường
66,4
77
24,2
36
Nước (ảnh hưởng tới sức khỏe)
42,5
80
45,2
5
Sức sống hệ sinh thái
50,2
62
-9,0
112



Các chỉ số môi trường của Việt Nam

EPI xếp hạng các nước dựa trên chỉ số đánh giá việc thực hiện các chính sách liên quan đến môi sinh-y tế và chất lượng hệ sinh thái. Các chỉ số này là một trong các thước đo đánh giá ở cấp độ quốc gia, xem mỗi quốc gia đã tiến gần đến mục tiêu đặt ra về môi trường hay chưa.

Theo đó, chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường chung của Việt Nam năm 2012 xếp ở vị trí 79/132 quốc gia. Chỉ số chất lượng không khí gây ảnh hưởng tới sức khỏe ở Việt Nam xếp thứ 123/132 quốc gia. Đáng lo ngại hơn, chỉ số này có nguy cơ rơi xuống trong khi các chỉ số môi trường khác cũng thuộc hàng báo động.

Chỉ số gánh nặng lây bệnh từ môi trường của Việt Nam xếp hạng 77, còn chất lượng nước xếp thứ 80.
Bích Ngọc-Trúc Quỳnh