Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Những “Quái vật” sắp...biến mất

http://vtc.vn/394-225294/phong-su-kham-pha/quai-vat-sapbien-mat.htm

Với cách săn bắt như hiện nay, loài cá chiên, lăng, quất, dầm xanh, đặc biệt là cá chiên khổng lồ, được mệnh danh là “quái vật” sông Đà đã sắp biến mất khỏi dòng sông này.
> Cụ già 100 tuổi và cuộc chiến với "quái vật" sông Đà> Săn "trâu mộng" dưới đáy sông Đà
> "Vương quốc" của "quái vật" sông Đà
> "Quái vật" sông Đà và câu chuyện rùng rợn> Đi tìm "quái vật" sông Đà

Cách đây chục năm, để vào được huyện lỵ Quỳnh Nhai, phải đi từ Sơn La từ sáng sớm đến tối mịt mới vào đến bến phà Bắc Uân, rồi đi thuyền đuôi én ngược sông Đà, vượt 30km ghềnh thác nữa mới đến nơi. Hôm nào trời mưa thì có thể mất 2-3 ngày, thậm chí muốn vào không được, muốn ra không xong.

“Quái vật” sắp...biến mất
Giao thông ở các xã dọc đầu nguồn sông Đà chủ yếu là đường thủy. 

Từ huyện lỵ vào các xã dọc sông Đà chủ yếu là đi đường sông, nên hôm nào nước lớn thì không đi nổi. Đường đi khó khăn nên lái buôn dưới xuôi chẳng thể tìm lên để thu mua loài đặc sản quý hiếm này. Do đó, cá nhiều nhung nhúc, người dân ven sông ăn nhiều cũng chán.

Từ ngày cá chiên, lăng, loài cá được mệnh danh là “quái vật” sông Đà được các đại gia ưa chuộng, đường sá lên vùng đầu nguồn sông Đà thuận lợi, thì tình trạng săn bắt gia tăng mạnh mẽ, khiến loài cá này ngày một ít đi. Những con “quái vật” lăng, chiên nặng vài chục kg đã "trôi" dần về dĩ vãng.
“Quái vật” sắp...biến mất
Đặt bẫy cá chiên. 

Nguyên nhân chính khiến loài “quái vật” sông Đà biến mất nhanh chóng là cách khai thác tận diệt của những nhóm thợ săn cá vùng dưới tìm lên.

Từ chục năm nay, dọc đầu nguồn sông Đà chảy bên nước ta xuất hiện hàng trăm đội thợ săn bắt “quái vật” sông Đà. Họ là những thợ lặn, thợ săn cá rất giỏi từ các tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ tìm lên. Những đội thợ săn này được trang bị tàu thuyền hiện đại, thiết bị lặn tân tiến, có thể lặn sâu hàng chục mét nước, vài giờ dưới lòng sông trong điều kiện nước chảy mạnh.
“Quái vật” sắp...biến mất
Thợ lặn săn "quái vật" trên sông Đà. 

Những đội săn bắt cá này cứ dong thuyền ngược sông Đà, tìm những địa điểm có nhiều lăng, chiên, quất, nhồng, dầm xanh và những loài cá lớn khác, rồi đeo bình ôxi hoặc ngậm dây hơi, đeo kính nhìn dưới nước, nhảy xuống lòng sông truy tìm “quái vật”. Loài “quái vật” này khi ở trong hang rất hiền lành nên họ có nhiều cách để tóm sống.

Với những con “quái vật” tinh ranh, lẩn sâu trong hang hốc, họ dùng vợt điện chích thì chỉ có chết đứ đừ. Khi những đội quân săn cá này nhảy xuống sông, chỉ sợ không có cá, chứ đã đối mặt với cá thì chả con nào thoát được.
“Quái vật” sắp...biến mất
"Quái vật" cá chiên trên sông Đà mỗi ngày thêm vắng bóng. 

Những nhóm thợ săn cá này thường dùng máy phát điện 3 pha và củ điện để quét cá từ đáy sông. Xung điện, củ điện có tầm hoạt động trong bán kính 10m, với độ sâu hàng chục mét, khiến cá 40-50kg, sống ở đáy sông cũng phải ngoi lên mặt nước mà “thở dốc”.

Củ điện là máy phát điện của các loại xe xúc, máy ủi, máy cày… cho ra dòng điện 3 pha. Điện được dẫn xuống chân lưới, và hai chiếc thuyền chạy song song sẽ quét những địa điểm có nhiều cá.

Mỗi khi dòng điện 3 pha đưa xuống sông, cá chỉ còn mỗi cách là “nhảy” lên thuyền để không bị điện giật. Với cách săn kiểu tận diệt này, từ tôm tép cho đến các loài cá 40-50kg đều chui tọt vào lưới. Những nhóm thợ săn này đã “quét” sạch cá ở dưới hạ lưu và hiện tại đang tìm lên phía đầu nguồn sông Đà để quét nốt số cá còn lại.
“Quái vật” sắp...biến mất
Những phương tiện đánh bắt thô sơ như thế này đã được thay thế bằng những biện pháp hủy diệt. 

Những đội săn cá sống quanh khu vực hồ thủy điện Hòa Bình, đặc biệt là dân chài của hồ Hòa Bình, đều là những thợ săn cá thiện nghệ, cung cấp cá đặc sản cho thành phố Hòa Bình và Hà Nội.

Khi đập thủy điện Hòa Bình xây dựng, lòng hồ rộng mênh mông, xuất hiện nhiều loài cá lớn, như mè, chép, trôi, trắm nặng vài chục kg, rồi cá măng nặng gần tạ, nhưng các loài cá quý hiếm, đặc sản như lăng, chiên, quất, dầm xanh, anh vũ thì biến mất. Những loài cá này chỉ sống ở những vùng nước chảy mạnh, nhiều hang hốc, nên các thợ săn cá lại phải ngược sông hàng trăm km để truy tìm cá quý.
“Quái vật” sắp...biến mất
Lái buôn thu mua cá chiên ở miền núi. 

Ngoài ra, nhóm thợ săn cá ở Việt Trì cũng là những “con rái cá” thực sự. Những đội săn cá ở đây đều có đồ nghề trị giá hàng trăm triệu đồng, để truy tìm cá hiếm ở khu vực Bạch Hạc, đoạn ngã ba sông Hồng và sông Đà. Khi các loài cá hiếm, đặc biệt là cá anh vũ, có giá 4-5 triệu đồng/kg bị tuyệt diệt, thì họ kéo nhau ngược sông Lô, Gâm, đặc biệt là sông Đà để săn cá quý.

Nhiều quán cá ngon ngoài đê sông Hồng ở Hà Nội, Vĩnh Phúc và dọc khu vực Bạch Hạc của TP Việt Trì chủ yếu được cung cấp bởi hàng chục đội thợ săn cá của dân chài Đoàn Kết, Việt Xuân, Châu Hạ, Bạch Hạc… ở Việt Trì. Thợ săn cá ở các làng chài dọc sông Hồng từ Hà Nội lên đến cầu Trung Hà (Ba Vì), cũng là những sát thủ của cá lăng, chiên…
“Quái vật” sắp...biến mất
Những con cá lăng lớn được các đại gia săn lùng ráo riết để thưởng thức bất kể giá đắt thế nào. 

Với những khu vực nước sâu, chảy quá mạnh, hang hốc nhỏ, không thể lặn xuống được thì họ thả những quả mìn tự chế chứa cả kg thuốc nổ xuống. Khi mìn nổ, không những “quái vật” sông Đà nặng vài chục kg mà tất cả các loài thủy sinh khác trong bán kính hàng chục mét cũng tan xác.

Tình trạng khai thác vàng ồ ạt cũng góp phần hủy diệt “quái vật” sông Đà. Dọc đầu nguồn sông Đà, đặc biệt là đoạn qua địa phận Quỳnh Nhai, lúc nào cũng có cả trăm chiếc thuyền đào đãi vàng. Mỗi chiếc thuyền có mấy chục gầu xúc, liên tục múc cát, đá dưới lòng sông lên lọc lấy vàng, rồi lại đổ xuống, làm xáo động môi trường sống của các loài cá quý, khiến chúng di chuyển khỏi hang hốc và dính lưới, bẫy giăng mắc kín sông.
“Quái vật” sắp...biến mất
Những chiếc thuyền khai thác vàng dọc sông Đà cũng góp phần làm hủy diệt "quái vật". 

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, những loài “quái vật” sông Đà sẽ tuyệt diệt trong một tương lai gần, khi đập thủy điện Sơn La hoàn thành. Toàn bộ lòng sông Đà từ Mường La, lên đến Thuận Châu, Quỳnh Nhai, đến tận Điện Biên và thị xã Lai Châu (cũ) sẽ biến thành một hồ nước khổng lồ.
“Quái vật” sắp...biến mất
Trong tương lai không xa, dòng sông Đà biến thành những hồ nước mênh mông, và các loài cá quý hiếm cũng sẽ biến mất. 

Và trong tương lai không xa, khi thủy điện Nậm Nhùn (Lai Châu), cùng hàng loạt thủy điện nhỏ ở các nhánh sông, suối đổ ra sông Đà hoàn thành, thì con sông Đà hùng vĩ coi như đã biến mất, thay vào đó là những hồ nước tĩnh lặng chứa hàng tỷ mét khối nước. Điều đó cũng có nghĩa, các loài cá quý, đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam, được mệnh danh là “quái vật” sông Đà, sẽ vĩnh viễn biến mất.

Phạm Ngọc Dương

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Không khí Việt Nam ô nhiễm nhất thế giới

http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/kh24/Khong-khi-Viet-Nam-o-nhiem-nhat-the-gioi/20125/208062.datviet


Theo Chỉ số hiệu suất môi trường (EPI) 2012 do các tổ chức quốc tế vừa công bố, chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường chung của Việt Nam năm 2012 xếp ở vị trí 79/132 quốc gia.


Dù không quá chú ý vào việc xếp hạng, song những con số khẳng định chất lượng môi trường đô thị của Việt Nam thuộc nhóm 10 nước tệ hại nhất trên toàn cầu cũng khiến các nhà quản lý môi trường đáng suy nghĩ.

PGS.TS Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ TN-MT thẳng thắn nhìn nhận: “Không nên bi quan mà phải dựa vào những thông tin đó để tìm cách cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay”.

Theo Báo cáo môi trường có tên gọi là “The Environmental Performance Index” - gọi tắt là EPI 2012 do Trung tâm nghiên cứu thuộc đại học Yale và đại học Columbia của Hoa Kỳ cùng với Liên hiệp Châu Âu thực hiện, ề chỉ số môi trường tổng quát, Việt Nam hiện đứng thứ 79 trong tổng số 132 nước được khảo sát. Chỉ số môi trường không khí, Việt Nam hiện đứng thứ 123 trên 132 nước được xếp hạng, và theo dự báo, sẽ tiếp tục rớt hạng trong thời gian tới.

Ô nhiễm không khí ở TP.HCM (Ảnh: Nguyễn Hữu)

Trước công bố này, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến đã đưa ra quan điểm của Bộ TN-MT rằng bảng xếp hạng môi trường này có nhiều chỉ số không chính xác, nhưng xét trên bình diện tổng quan, phải thừa nhận là chất lượng không khí của Việt Nam không tốt.

GS-TSKH Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi trường đô thị Việt Nam cũng thẳng thắn, số liệu quan trắc môi trường nhiều năm qua chứng tỏ rằng, thực tế môi trường không khí ở các đô thị Việt nam bị ô nhiễm rất nặng chủ yếu về bụi.

Thế nhưng, GS-TSKH Đăng cũng cho rằng, xét về khí ô nhiễm độc hại như SO2, NO2, CO thì môi trường không khí ở Việt Nam chưa bị ô nhiễm, còn tốt hơn so với nhiều đô thị trên thế giới và trong khu vực, như là Bắc Kinh, New Deli, Bangkok... Thêm nữa, ô nhiễm bụi nặng nề ở nước ta chủ yếu ở các thành phố lớn, đặc biệt là ở Hà Nội, TP HCM và các thành phố loại 1, loại 2, như là Hải Phòng, Nam Định, Việt Trì, Cần Thơ, Buôn Ma Thuột..., trừ TP Đà Nẵng (năm 2011 TP Đà Nẵng được Ban Thư Ký ASEAN công nhận là 1 trong 10 thành phố có không khí sạch trong ASEAN), chất lượng môi trường không khí ở nhiều đô thị loại vừa và loại nhỏ của nước ta còn rất tốt.

Là một nhà khoa học nghiên cứu về môi trường nhiều năm, PGS-.TS Nguyễn Đình Hòe, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội tỏ ra không có gì đáng ngạc nhiên. PGS-TS Hòe nói: “Bụi là đúng rồi. Chẳng có đô thị nào như Hà Nội hay TP.HCM lại suốt ngày đào bới như một công trường xây dựng như vậy”.

Dù tôn trọng ý kiến của tổ chức khoa học đã công bố, song PGS-TS Hòe cho rằng, họ có thể nghiên cứu theo tiêu chuẩn và cơ sở thực nghiệm riêng, không nên chú ý vào thang tiêu chuẩn nhất, nhì, ba. Tuy nhiên, PGS-TS Hòe nhận xét, đúng là cách quản lý đô thị của Việt Nam có “vấn đề” mới để xảy ra tình trạng bụi khủng khiếp như thế. “Đi đâu cũng thấy bụi và ngột ngạt vô cùng”, TS Hòe nói.

GS-TSKH Phạm Ngọc Đăng cũng đã chỉ ra nguồn gây ô nhiễm không khí chính ở các đô thị chính là hoạt động xây dựng, giao thông… Do vậy, cần khắc phục và giảm thiểu triệt để ô nhiễm không khí trong các lĩnh vực hoạt động này. Ngoài ra, cơ quan quản lý môi trường phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), xử lý một cách nghiêm minh, công bằng, công khai, minh bạch và xử phạt kinh tế một cách đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm luật pháp về BVMT. GS-TSKH Đăng cũng kiến nghị cần ban hành Luật Không khí sạch. “Hiện rất nhiều nước trên thế giới đã có luật Không khí sạch từ lâu”, GS-TSKH Đăng nói.


Chất lượng
Đánh giá xu hướng thay đổi
Mức độ tổng hợp
Chỉ số
Xếp hạng
(trên tổng số 132 quốc gia)
Chỉ số
Xếp hạng
Chỉ số chất lượng môi trường
50,6
79
4,2
73
Sức khỏe môi trường
51,6
91
20,4
31
Không khí (ảnh hưởng tới sức khỏe con người)
31
123
-12,1
125
Gánh nặng lây bệnh từ môi trường
66,4
77
24,2
36
Nước (ảnh hưởng tới sức khỏe)
42,5
80
45,2
5
Sức sống hệ sinh thái
50,2
62
-9,0
112



Các chỉ số môi trường của Việt Nam

EPI xếp hạng các nước dựa trên chỉ số đánh giá việc thực hiện các chính sách liên quan đến môi sinh-y tế và chất lượng hệ sinh thái. Các chỉ số này là một trong các thước đo đánh giá ở cấp độ quốc gia, xem mỗi quốc gia đã tiến gần đến mục tiêu đặt ra về môi trường hay chưa.

Theo đó, chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường chung của Việt Nam năm 2012 xếp ở vị trí 79/132 quốc gia. Chỉ số chất lượng không khí gây ảnh hưởng tới sức khỏe ở Việt Nam xếp thứ 123/132 quốc gia. Đáng lo ngại hơn, chỉ số này có nguy cơ rơi xuống trong khi các chỉ số môi trường khác cũng thuộc hàng báo động.

Chỉ số gánh nặng lây bệnh từ môi trường của Việt Nam xếp hạng 77, còn chất lượng nước xếp thứ 80.
Bích Ngọc-Trúc Quỳnh