Những
loài vật sinh ra và biến mất là quy luật tất yếu của tự nhiên, có rất
nhiều loài chúng ta chỉ biết tới chúng qua những mẫu hóa thạch như khủng
long bạo chúa, cũng có những loài biến mất vì nạn săn bắt của loài
người. Dưới đây là một số hình ảnh về các loài động vật kỳ lạ mà con người không còn cơ hội nhìn thấy nữa.
1. Khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus rex) - tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm
Khủng long bạo chúa (còn được gọi là
T-rex) là một trong những loài động vật ăn thịt lớn nhất mọi thời đại,
với hộp sọ lớn, chiều dài trên 13,2m, cao hơn 5m, ước tính nặng khoảng 7
tấn. Loài này di chuyển bằng 2 chân và giữ thăng bằng nhờ cái đuôi dài
và nặng.
Các hóa thạch của T-rex được tìm thấy ở
Bắc Mỹ có niên đại lên đến 3 triệu năm. T-rex là một trong những loài
khủng long cuối cùng còn tồn tại trước khi có sự tuyệt chủng vào kỷ Phấn
Trắng thứ ba, khoảng 65,5 triệu năm trước đây.
2. Lừa vằn Quagga (Equus quagga) - tuyệt chủng từ năm 1883
Lừa vằn Quagga là loài lai giữa lừa vằn
và ngựa, một phân loài phụ của giống lừa đồng bằng, từng sinh sống thành
những đàn lớn tại tỉnh Cape và bang Orange Free, Nam Phi.
Những con lừa vằn hoang dã cuối cùng cũng
đã bị bắn vào khoảng năm 1870 để lấy thịt và da. Còn lại cá thể lừa vằn
cuối cùng cũng đã qua đời tại vườn thú Artis Magistra ở Amsterdam vào
ngày 12/8/1883. Do những nhầm lẫn giữa lừa vằn với các loài ngựa vằn
khác, nên lừa vằn đã bị tuyệt chủng trước khi chúng được công nhận là
một loài riêng biệt.
3. Hổ Tasmanian (Thylacinus cynocephalus) - tuyệt chủng từ năm 1936
Loài Thylacine hay hổ Tasmanian được biết đến như là loài thú ăn thịt lớn nhất thời hiện đại, tồn tại tới khoảng thế kỉ thứ 20.
Loài này được xác định là đã tuyệt chủng ở
Úc vào hàng nghìn năm trước khi có sự định cư của những người Châu Âu.
Nhưng vẫn còn một số lượng nhỏ tồn tại trên vùng đảo của Tasmania. Những
cuộc săn bắn chính là lý do tuyệt chủng của loài này. Nhưng một số ý
kiến khác lại cho rằng loài này tuyệt chủng là do bệnh tật, sự xâm lấn
môi trường sống của con người.
4. Bò biển Steller (Eumetopias jubatus) - tuyệt chủng từ năm 1768
Năm 1741, vẫn còn thấy loài bò biển
Steller xuất hiện gần bờ biển Châu Á nhưng loài này đã được xác nhận
tuyệt chủng vào năm 1768. Những con bò biển Steller trưởng thành có độ
dài khoảng 7,9 mét và nặng tới 3 tấn. Loài bò này có một số đặc điểm
giống loài hải cẩu, nhưng lại có chân trước to và đuôi giống cá voi. Bò
biển không bao giờ di chuyển lên bờ biển mà chỉ sinh sống dưới nước.
Mẫu hóa thạch của loài bò biển Steller rất phổ biến ở bờ biển Thái Bình Dương, chạy dài từ Nhật Bản đến vùng biển California.
5. Nai sừng tấm Ireland (Megaloceros giganteus) - tuyệt chủng cách đây khoảng 7.700 năm.
Nai sừng tấm Ireland còn được gọi là hươu
Ireland từng sống ở lục địa Á - Âu, từ Ireland đến phía đông hồ Baikal
vào khoảng thời gian 5.700 năm trước công nguyên hay cách đây 7.700 năm.
Loài hươu này nổi tiếng bởi kích thước sừng khổng lồ với chiều cao
khoảng 2,1m, những con trưởng thành có những tấm gạc lớn nặng đến 40kg.
Nhiều người cho rằng bộ gạc khổng lồ
chính là nguyên nhân dẫn sự tuyệt chủng của loài này bởi nó khiến các
con đực hạn chế trong việc di chuyển và kiếm ăn.
6. Hổ Caspian (Pantheratigris virgata) - tuyệt chủng từ năm 1970
Loài hổ Caspian còn được gọi là hổ Ba Tư
là loài hổ lớn thứ ba thế giới, thường sống ở khu vực Iran, Iraq, Thổ
Nhĩ Kỳ, Mông Cổ, Kazaghtanm, Caucasus, Tajikistan, Turmenistan và
Uzbekistan; được xác nhận tuyệt chủng vào những năm 1970.
Hổ Caspian có thân hình dài và chắc với
cặp chân khỏe mạnh, những chiếc móng vuốt rất lớn. Điều đặc biệt là ở
phần má của loài hổ này có lông dài như râu. Con đực rất lớn, nặng
khoảng 140 - 240kg, con cái chỉ nặng khoảng 85 - 135kg.
7. Bò rừng Aurochs (Bos primigenius) - tuyệt chủng năm 1627
Bò rừng Aurochs có xuất xứ từ Ấn Độ,
khoảng 2 triệu năm trước, loài này nhập cư vào Trung Đông và châu Á,
cuối cùng sinh sống ở châu Âu khoảng 250.000 năm trước. Vào thế kỷ 13,
người ta chỉ còn thấy loài bò rừng này ở Ba Lan, Lithuania, Moldavia,
Transyvania.
Số lượng loài này bị sụt giảm nhanh chóng
và con bò rừng cuối cùng đã chết vào năm 1627 ở Ba Lan. Phần xương sọ
của nó được quân đội Thụy Điển quản lý và là tài sản quý giá của thành
phố Stockholm.
8. Chim rẽ lớn (Pinguinus impennis) - tuyệt chủng kể từ năm 1844
Loài chim rẽ lớn sống ở vùng Đại Tây
Dương, có bề ngoài khá giống với chim cánh cụt và cũng không thể bay
được. Loài chim này cao khoảng 75cm, nặng khoảng 5kg, có phần lưng đen
và bụng trắng.
Các dấu tích cho thấy, chim rẽ lớn từng
sống thành bầy rất lớn ở Canada, Greenland, Iceland, Nauy, Ireland,
Vương quốc Anh. Nạn săn bắn tràn lan chính là nguyên nhân dẫn đến sự
tuyệt chủng của loài này.
9. Sư tử hang (Panthera leospelaea) - tuyệt chủng cách đây 2000 năm
Sư tử hang hay là loài sư tử vừa có gốc Á
vừa có gốc Âu, được biết đến từ những hóa thạch và các tác phẩm nghệ
thuật thời tiền sử. Theo miêu tả, chúng có chiều cao khoảng 1,2m, dài
2,1m tính cả đuôi, gần giống với kích thước của một con sử tử hiện đại
trưởng thành.
Một số bằng chứng cho thấy rằng loài sư
tử này có thể đã tuyệt chủng cách đây gần 2000 năm, nhưng nhiều suy đoán
lại cho thấy có thể loài này đã tuyệt chủng khoảng 1000 năm trước đây ở
Balkans.
10. Chim Dodo (Raphus cucullatus) - tuyệt chủng từ cuối thế kỷ 17
Dodo là loài chim không biết bay sống ở
đảo Mauritius. Loài này cùng họ với chim bồ câu, cao khoảng 1m, ăn quả
và xây tổ trên mặt đất.
Chim Dodo được xác định đã tuyệt chủng vào nửa cuối thế kỷ 17 do tác động trực tiếp của các hoạt động của con người.
|
Theo Thiên Nhiên |
Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012
Những loài động vật chỉ còn trong truyền thuyết
http://www.khoahoc.com.vn/khampha/the-gioi-dong-vat/39625_Nhung-loai-dong-vat-chi-con-trong-truyen-thuyet.aspx
Đông Nam Á - “điểm nóng” tuyệt chủng
http://www.khoahoc.com.vn/khampha/the-gioi-dong-vat/40137_Dong-Nam-A-diem-nong-tuyet-chung.aspx
Đông
Nam Á hiện đang là “điểm nóng” tuyệt chủng khi có nhiều loài đang đối
mặt nguy cơ biến mất vĩnh viễn, theo Danh sách đỏ các loài bị đe dọa vừa
được công bố tại hội nghị Rio+20.
Danh sách do Liên minh Bảo tồn thiên
nhiên quốc tế (IUCN) biên soạn. Theo đó, trong số 63.837 loài được đánh
giá, có 19.817 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng, bao gồm 41% loài lưỡng
cư, 33% loài san hô, 25% loài động vật có vú, 13% loài chim...
Riêng tại khu vực Đông Nam Á, tốc độ
tăng trưởng kinh tế chóng mặt và nhu cầu tài nguyên thiên nhiên tăng cao
đang gây sức ép ngày càng lớn lên các loài động vật có vú, bò sát,
lưỡng cư và nhiều loài thực vật ở khu vực.
Tình hình đặc biệt nghiêm trọng với loài
rắn. Báo cáo cho thấy nhiều loài rắn như rắn hổ mang - lớn nhất trong
các loài rắn độc, đang sắp bị tuyệt chủng do bị săn lùng để giết thịt,
lấy da và mua bán làm kiểng.
Hội nghị Rio+20 (Hội nghị Liên Hiệp Quốc
về phát triển bền vững) diễn ra từ ngày 20 đến 22-6 tại Brazil, với một
trong các chủ đề trọng tâm là “kinh tế xanh” - nền kinh tế khai thác tự nhiên khôn ngoan hơn và bảo vệ chúng.
“Chúng ta không thể đạt được một
tương lai bền vững nếu không bảo tồn đa dạng sinh học, không chỉ vì
chính tự nhiên mà còn vì 7 tỉ người phụ thuộc vào nó”, tổng giám đốc IUCN Julia Marton-Lefevre nói, BBC trích đăng.
“Danh sách đỏ mới nhất này là lời
thúc giục các lãnh đạo thế giới đang có mặt tại Rio tìm cách đảm bảo
chuỗi sự sống trên hành tinh này”.
Một số loài đang bị đe dọa tuyệt chủng:
|
Theo Tuổi Trẻ |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)