Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

dự án thủy điện Đồng Nai

2012-10-17
Sự cố thủy điện Dak Rong thuộc tỉnh Quảng Trị bị vỡ trong vài ngày nay làm hồ sơ các đập thủy điện trở nên nóng bỏng hơn trong đó có Sông Tranh 2 và dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.

AFP photo
Các kỹ sư và kỹ thuật viên làm việc trong phòng điều khiển chính của nhà máy thủy điện Hòa Bình. Ảnh minh họa.

Ảnh hưởng đến môi trường

Người dân các khu vực thủy điện hiện nay sau khi Sông Tranh liên tiếp bị động đất đã phản ứng dây chuyền trước các dự án thủy điện đang được trình cho chính phủ để thực hiện trong đó có đập thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Hai đập thủy điện này chỉ được xây dựng khi hàng trăm ngàn hec ta rừng nam Cát Tiên bị phá hoàn toàn và sau đó kéo theo những di chứng sinh thái không thể nào đánh giá được.
Theo website chính thức của Vườn Quốc gia Cát Tiên có ghi rõ “Việc xây dựng thuỷ điện sẽ làm thay đổi dòng chảy, chế độ ngập nước của hệ thống sông Đồng Nai và các bàu đầm, đặc biệt là khu Bàu Sấu (đã được công nhận là khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế). Thông qua đó, sẽ ảnh hưởng đến sinh cảnh và môi trường sống của các loài động thực vật. Bên cạnh đó, việc xây dựng thuỷ điện sẽ làm mất diện tích đất rừng. Do vậy, chúng tôi khẳng định là việc xây dựng thuỷ điện sẽ ảnh hưởng có hại đến tài nguyên và môi trường rừng”.
Nguồn lợi thủy điện không thể bù đắp so với sự mất mát quá lớn từ đời sống sinh vật bị đảo lộn, rừng bị phá khiến khu vực hạ lưu là Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh sẽ bị ngập lụt vào mùa mưa, tệ hơn nữa là một vụ vỡ đập nếu xảy ra thì hai nơi này có nguy cơ biến thành biển trắng.
Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật, một cán bộ khoa học đồng thời có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kiểm lâm sau nhiều lần gửi các kiến nghị chống lại việc xây dựng thủy điện không có kết quả, ông đã quyết định gửi thư lên thẳng chủ tịch nước và chính phủ trình bày những phản biện của mình nếu hai con đập được xây dựng.
Việc xây dựng thuỷ điện sẽ làm mất diện tích đất rừng. Do vậy, chúng tôi khẳng định là việc xây dựng thuỷ điện sẽ ảnh hưởng có hại đến tài nguyên và môi trường rừng”.
Website Vườn Quốc gia Cát Tiên
Thư kiến nghị của Ths Thuật được phản hồi từ chính cơ quan ông làm việc và những cảnh cáo cũng như kỷ luật có thể được áp dụng đối với ông vì đã gửi kiến nghị vượt cấp theo tinh thần luật công chức. Khi được hỏi cảm tưởng Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật cho biết:
Thật sự trong bối cảnh đất nước như thế này thì cũng hiểu được lãnh đạo họ cũng có những khó khăn riêng. Bây giờ người tốt trong xã hội này không nhiều mà việc này rất lớn và phức tạp vì rất nhiều bộ ngành đã tham mưu cho thủ tướng để đồng ý thủy điện này được thi công sớm. Nhất là giai đoạn gay go trong vấn đề đánh giá tác động môi trường thì việc hợp thức hóa làm thủ tục cuối cùng chuẩn bị thi công từ đó tới giờ chưa bao giờ xảy ra việc đánh giá tác động môi trường mà bị bác bỏ. Thật sự vấn đề này không phải là vấn đề chính trị mà là vấn đề môi trường.
Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật cũng là người gửi kiến nghị thu thập 10 ngàn chữ ký để cứu rừng Cát Tiên vì theo ông đây là di sản quốc gia đã được UNESCO thừa nhận nên Liên Hiệp Quốc có thể vào cuộc yêu cầu chính phủ Việt Nam ngưng dự án. Ông cho biết chi tiết hơn:
Môi trường chính là chúng ta. Con người được tạo bởi chính những yếu tố môi trường như không khí, đất nước mà CátTiên là khu sinh quyển thế giới như vậy không còn là tài sản của quốc gia nữa mà nó là di sản và tài sản của thế giới. Trách nhiệm bảo vệ Cát Tiên là trách nhiệm toàn nhân loại chứ không riêng người Việt Nam do vậy có một sự hưởng ứng rất lớn trong cộng đồng thế giới bây giờ. Hy vọng rằng khi thu thập được 10 ngàn chữ ký thì Liên hiệp quốc sẽ có ý kiến với chính phủ Việt Nam để dừng lại hai dự án này.

Quyền của người dân

lai-dong-dat-tai-thuy-dien-song-tranh-2_1-250.jpg
Người dân lo lắng quanh khu vực thủy điện Sông Tranh 2

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc thuộc đơn vị Đồng Nai trong một lần tới hiện trường mới đây nhằm trao đổi với cử tri Đồng Nai và chủ đầu tư đã đưa ra nhận xét:
Cái danh xưng Đồng Nai là nơi đã gắn chặt với tôi trong tư cách một đại biểu quốc hội. Mặc dù địa bàn xây dựng của thủy điện 6 và 6A không nằm trong địa bàn của tỉnh Đồng Nai nhưng Đồng Nai là hạ lưu của con sông vì thế cho nên quan tâm của cử tri chúng tôi rất bức xúc, vì thế ngày hôm qua có cuộc tiếp cận với chủ đầu tư.
Thật ra phải nói cho sòng phẳng, công bằng. Ở đây phải thấy các nhà đầu tư kinh doanh thì họ phải có lợi nhuận và họ cũng đã tuân thủ tất cả những yêu cầu mà luật pháp quy định rồi. Vấn đề ở chỗ là thông tin không rõ ràng. Cái quan tâm nhất của mọi người là vấn đề môi trường. Hiệu quả kinh tế thì ai cũng thấy rằng nguồn điện năng là rất cần thiết cho sự phát triển xã hội.
Liên quan đến vùng Nam Cát Tiên là vùng hướng đến mục tiêu được công nhận bởi UNESCO cho nên luận chứng bảo vệ môi trường của chủ đầu tư đưa ra nhưng sự phản biện không mang tính chất khoa học và ở đây thiếu vắng vai trò của quản lý nhà nước. Có những tổ chức xã hội về nghề nghiệp, nhà khoa học đã lên tiếng rất mạnh mẽ cho nên quan điểm của tôi lúc này nhà nước phải thể hiện vai trò trách nhiệm của mình. Trách nhiệm với cả doanh nghiệp nữa. Họ đã bươn chải theo dự án này mà sự tốn kém của họ là sự tốn kém của xã hội. Trong khi đó thì nhà nước gần như không thể hiện thái độ rõ ràng dứt khoát của mình.
Ví thế tôi cho rằng vấn đề liên quan đến hệ thống của các nhà máy thủy điện Việt Nam đang rất cần xem xét lại để bảo đảm tính bền vững của nó và làm cho người dân an tâm hơn.
Khi được hỏi phản ứng của cơ quan nơi Thạc sĩ Thuật làm việc có dấu hiệu quá cứng nhắc và có vẻ như trù dập người góp ý kiến liệu có vi phạm luật pháp hay không, đại biểu Dương Trung Quốc cho biết:
Ở đây có hai điều, một là luật công chức và những quy định nơi cơ quan, tùy theo dạng đặc thù của cơ quan đó thí dụ như vấn đề bảo mật....Nhưng căn bản người công dân có quyền tỏ thái độ của mình. Với bất kỳ ai nhất là những người có trách nhiệm. Tôi cho cách xử lý này là không thể chấp nhận được. Quy định của mỗi cơ quan thì có thể là được quy định nhưng không thể vi phạm quyền của người dân.
Tôi cho rằng vấn đề liên quan đến hệ thống của các nhà máy thủy điện Việt Nam đang rất cần xem xét lại để bảo đảm tính bền vững của nó và làm cho người dân an tâm hơn.
ĐBQH Dương Trung Quốc
Có một thực tế đáng buồn đó là trong khi đập thủy điện làm người dân lo sợ cho tính mạng tài sản của họ bao nhiêu thì nhà nước vòng vo tránh né một cách khó hiểu bấy nhiêu. Người dân biết rằng khi Sông Tranh 2 và những câu hỏi nóng bỏng còn đó thì hai đập Đồng Nai 6 và 6 A không có một cơ may nào được dừng lại kể cả sự nhập cuộc của UNESCO.
Những sự việc vừa xảy ra trong thời gian mới đây cho thấy mặc dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người trách nhiệm cho phép các dự án thủy điện hoạt động nhưng rồi cũng sẽ bị cuốn trôi theo dòng thác thủy điện của EVN như Sông Tranh 2 và người chịu thiệt hại sau cùng vẫn là người dân chứ không ai khác.


.

Cháy nhà mới ra mặt chuột

2012-10-19
Vụ vỡ đập thủy điện Đakrông 3 ở Quảng trị là lời cảnh báo cho hàng trăm công trình thủy điện lớn nhỏ ở Việt Nam, đặc biệt là hệ thống thủy điện bậc thang.

Photo courtesy of baogialai.com
Thân đập Dak Rông bị vỡ. Ảnh chụp hôm 14/10/2012

Che giấu thông tin

Trong những ngày qua, báo chí đưa tin sự cố Đak Rông 3 khá nhiều, nhất là cách thức chủ đầu tư che giấu thông tin, xem thường chính quyền địa phương cũng như tính mạng và tài sản của người dân. Chủ đầu tư cãi chày cãi cối tới khi không còn cách nào khác mới chịu nhìn nhận.
Đak Rông 3 có tổng đầu tư hơn 210 tỷ đồng, hoàn thành sau 2 năm thi công với hai tổ máy công suất tổng cộng 8MW và vừa được tổ chức nghiệm thu đưa vào vận hành chính thức phát điện thương mại, hòa lưới điện quốc gia hôm 25/9/2012.  Đập cao 20 mét dài 146 mét dung tích hồ chứa 3.400.000 mét khối do Công ty tư cổ phần thủy điện Trường Sơn ở Đồng Hới làm chủ đầu tư. Đập bị vỡ từ sáng 7/10 nhưng thông tin bị ém nhẹm tới 13/10 mới được nhìn nhận và công bố. Rất may chỉ có thiệt hại hoa màu, không có tổn thất nhân mạng trong vụ vỡ đập này.
Trả lời Nam Nguyên vào tối 18/10, GSTS Vũ Trọng Hồng nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, Chủ tịch Hội Thủy Lợi Việt Nam từ Hà Nội nhận định:
Sau khi xem các bức ảnh thì cái chính là thủ tục cho phép tích nước là chưa làm đúng. Bởi vì đoạn đó tôi xem ảnh chưa xây xong, chắn tạm tấm bê tông phía trước mà đàng sau không có những ngăn cho tích nước thì lũ về là vỡ thôi. Điểm quan trọng nhất là do Hội đồng Nghiệm thu Cơ sở đã làm không đúng thủ tục, bởi vì muốn tích nước thì phải xây dựng xong công trình.
Chỉ cần đọc tựa bài của một số báo điện tử đã thấy vấn đề đầy bức xúc. Lao Động giật tít “Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 sau 15 ngày hòa lưới điện quốc gia” bài kế tiếp “Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3: Lộ bê tông trộn đất và gỗ mục” và bài thứ ba “Không cơ quan nào biết chất lượng công trình thủy điện nhỏ.” Trong khi đó Thanh Niên có tựa bài khá ấn tượng “Ém nhẹm thông tin vỡ đập thủy điện”; Báo Dân Trí chạy tít đầy bức xúc “Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3: Không thể đổ lỗi cho thiên tai!” Còn Nông Nghiệp Việt Nam thì ghi nhận sự kiện “Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3: Chưa di dời dân đã tích nước hồ.”
Trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển thủy điện ồ ạt đặc biệt là thủy điện vừa và nhỏ với sự tham gia của các nhà đầu tư không chuyên ngành. Qua sự kiện Đak Rông 3 GSTS Vũ Trọng Hồng nhận định:
Trong việc đầu tư thường có sự cạnh tranh nhau, người đầu tư muốn làm nhanh để mau thu hồi vốn, nhưng đối với người quản lý phải đảm bảo công trình đầu tư phải đúng luật, tức phải đảm bảo chất lượng. Tôi nghĩ là chúng ta chưa tổng kết hết được các công trình nhỏ, nhưng trong một số công trình vẫn xảy ra chuyện là nhà đầu tư vẫn muốn có lợi nhuận sớm.
Điểm quan trọng nhất là do Hội đồng Nghiệm thu Cơ sở đã làm không đúng thủ tục, bởi vì muốn tích nước thì phải xây dựng xong công trình.
GSTS Vũ Trọng Hồng
Việc Đak Rông 3 tích nước sớm đấy là do muốn có lợi nhuận cao. Tôi được biết miền Trung đang có rất nhiều thủy điện nhỏ và đã hoàn thành, theo tôi Đak Rông 3 là một bài học và đề nghị các tỉnh có công trình này phải có đề xuất ra những chương trình kiểm tra đánh giá xem xét, không được để chủ đầu tư tùy tiện như vậy.
Theo báo mạng Nông Nghiệp VN, nhánh sông Đak Rông từ Tà Rụt chảy về xã Đak Rông theo hướng Nam Bắc dài hơn 60km nhưng gánh trên mình 4 đập thủy điện theo dạng bậc thang trải dài từ phía xã Tà Rụt ra tới cầu Đak Rông thuộc huyện Đak Rông tỉnh Quảng Trị. Trong đó, đập thủy điện Đak Rông 3 nằm ở giữa, phía trên là thủy điện Đak Rông 1, phía dưới là thủy điện Đak Rông 4 và 2 đang xây dựng. Sự cố vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 như lời cảnh báo nghiêm khắc cho nhiều công trình thủy điện khác, lơ là với an toàn hồ đập, chính là lơ là với tính mạng của người dân.

Sai quy trình

Untitled-1-250.jpg
Một góc Nhà máy thủy điện Đakrông 3 bên cạnh thân đập bị vỡ. Photo courtesy of vtc.vn

Nhận xét về xu hướng thiết lập thủy điện bậc thang nói chung tiềm ẩn nhiều nguy cơ lợi bất cập hại, GSTS Nguyễn Thế Hùng giảng dạy ở khoa xây dựng thủy điện thủy lợi Đại học Bách khoa Đà Nẵng nhận định:
Thủy điện giống như một con dao hai lưỡi, nhất là thủy điện bậc thang cần phải nghiên cứu cho kỹ bởi vì nó có hiệu ứng Domino, nếu lỡ mà đập ở trên bị vỡ có thể tác động dây chuyền làm vỡ những đập ở phía dưới. Hơn nữa tình trạng quá nhiều thủy điện ở thượng lưu, nếu không quản lý lưu vực tổng hợp không đưa về quản lý một mối, để lập chương trình điều tiết lũ liên hồ thì nhiều lúc gây khó cho hạ lưu. Thí dụ khi hạ lưu có mực nước cao và mưa lớn mà các hồ lại thi nhau xả lúc cùng một lúc thì lũ chồng chất làm nước lũ dâng rất nhanh có thể gây thiệt hại nhân mạng và tài sản.
Khảo sát tại hiện trường Đak Rông 3 của phóng viên báo Lao Động trong 2 ngày 13 và 14/10 cho thấy những dấu hiệu nghiệm trọng của tình trạng chất lượng công trình không đảm bảo trước con nước “rất hỗn” của dòng sông Đak Rông. Tại hiện trường, những khối bê tông khổng lồ vỡ ra từ thân đập bị trôi xuống hạ lưu nơi xa nhất chừng vài trăm mét. Bên ngoài những khối bê tông này lòi ra lưa thưa những que sắt, loại lớn nhất là phi 16. Nhà báo Lao Động ghi nhận những que sắt này không có dấu bị kéo đứt, gãy mà đa số còn nguyên vẹn. Điều này cho thấy, sắt được kết cấu cho từng khối bê tông riêng rẽ, chúng không được hàn hoặc tổ chức kết cấu cho toàn bộ thân đập.
Thủy điện giống như một con dao hai lưỡi, nhất là thủy điện bậc thang cần phải nghiên cứu cho kỹ bởi vì nó có hiệu ứng Domino, nếu lỡ mà đập ở trên bị vỡ có thể tác động dây chuyền làm vỡ những đập ở phía dưới.
GSTS Nguyễn Thế Hùng
Vẫn theo Lao Động điện tử, tại những nơi bê tông bị bể ra, bằng mắt thường có thể nhìn thấy nhiều tạp chất gồm đất, gỗ, củi…một số nơi có thể dùng tay bẻ bê tông rời ra từng cục. Ngay dưới chân thân đập, nơi chỉ chịu áp lực nước xối từ trên cao xuống, bê tông cũng bị xói trôi nhiều đoạn, lòi ra những que sắt nhỏ. Còn ngay tại vị trí đáy đập, nơi phần nổi của đập vừa bị cuốn trôi hôm 7/10, cũng chỉ thấy lòi lên những que sắt loại nhỏ. Tờ báo trích lời một người thợ xây dựng, chuyên nhận làm nhà ở cho cư dân địa phương nói rằng, bản thân không phải kỹ sư, nhưng nhìn vào kết cấu sắt trong các khối bê tông và nơi đáy đập, ông nghĩ rằng sắt như vậy vừa ít vừa quá nhỏ, không đủ để giữ hàng trăm tấn bê tông thế này.
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, GSTS Vũ Trọng Hồng nhận định:
Những bức ảnh người ta nhìn thấy thì đúng là chất lượng bê tông không đạt. Thông thường thủy điện nhỏ không có quản lý của bộ chuyên ngành mà giao xuống địa phương, trong khi địa phương chưa có trình độ chuyên môn để nghiệm thu công trình được. Tôi đang kiến nghị phải xem xét lại qui trình giao thủy điện nhỏ xuống địa phương liệu có đủ khả năng để quản lý hay không?

Chủ đầu tư tùy tiện?

baomoi-250.jpg
Cơ quan chức năng Quảng Trị tại hiện trường đập thủy điện Đakrông 3 bị vỡ. Photo courtesy of baomoi.com.vn

Trong một bài khác đưa lên mạng ngày 17/10, Lao Động điện tử nêu lên một vấn đề bức xúc, “đó là việc không một cơ quan nhà nước thẩm quyền nào biết hoặc quản lý hay chịu trách nhiệm về chất lượng, sự an toàn đập đối với các thủy điện vừa và nhỏ dưới 30 MW.” Theo tờ báo thì các nghị định, quyết định của cấp chính phủ hoặc cấp bộ mâu thuẫn, tròng tréo dẫn tới tình trạng như vừa nêu. Nghị định 72 của chính phủ về an toàn đập thủy điện qui định thẩm quyền nghiệm thu để đưa đập vào hoạt động thuộc UBND tỉnh, nhưng thông tư số 34 của Bộ Công thương về quản lý an toàn của công trình thủy điện vừa và nhỏ lại qui định việc nghiệm thu để đưa vào khai thác sử dụng đập là do chủ đầu tư quyết định. Do vậy ông Hoàng Tiến Dũng trưởng phòng  quản lý điện năng Sở Công thương Quảng Trị nhìn nhận là Sở không liên quan, không có thông tin, không biết, không được mời tham gia nghiệm thu công trình thủy điện Đak Rông 3.
Vẫn theo Lao Động điện tử, ông Mai Thức, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị khẳng định: “Toàn bộ từ lập dự án đầu tư phê duyệt, quyết định đơn vị thi công, giám sát, tất tần tật đều do chủ đầu tư tức Cty cổ phần thủy điện Trường Sơn một tay làm cả.” Ông Thức nhấn mạnh, UBND tỉnh Quảng Trị, cơ quan chức năng ở địa phương không hay biết gì cả và không loại trừ khả năng chủ đầu tư, đơn vị thi công, giám sát là “người một nhà”. Về điểm này theo điều tra của Lao Động, ông Mai Văn Huế, chủ tịch HĐQT Cty cổ phần thủy điện Trường Sơn là chủ đầu tư cũng chính là TGĐ Cty cổ phần Tân Hoàn Cầu là đơn vị thi công. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Mai Thức nói với nhà báo: “vấn đề nghiêm trọng nhất là chủ đầu tư đã đưa đập vào vận hành mà không hề báo cáo cho cơ quan nhà nước thẩm quyền tại địa phương biết."
Toàn bộ từ lập dự án đầu tư phê duyệt, quyết định đơn vị thi công, giám sát, tất tần tật đều do chủ đầu tư tức Cty cổ phần thủy điện Trường Sơn một tay làm cả.
Trích Lao Động điện tử
Báo Dân Trí bản tin trên mạng ngày 17/10 nhận định: “Sau những rắc rối ở Sông Tranh 2 Quảng Nam, sự cố vỡ đập Đak Rông 3 Quảng Trị đang khiến các nhà khoa học lo lắng về độ an toàn của hệ thống thủy điện."
Tờ báo trích lời TS Đào Trọng Tứ, thành viên Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam nhận định rằng: “Trường hợp của thủy điện Đak Rông 3, sự cố vỡ đập chỉ sau 15 ngày hòa lưới điện quốc gia là điều không thể chấp nhận.” Vị chuyên gia từng có thời là Phó Tổng Thư ký Ủy ban Sông Mê Kông Việt Nam bày tỏ lo ngại: “Đak Rông 3 là tín hiệu đầu tiên cảnh báo nguy cơ mất an toàn từ những thủy điện nhỏ. Trong khi đó, hiện cả nước có 300 đập vừa và nhỏ, gần 1.000 đập thủy lợi. Nếu gặp thời tiết bất lợi, mưa lũ kéo dài sẽ rất nguy hiểm."

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/when-truth-is-uncovered-nn-10192012124543.html 

.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Những “Quái vật” sắp...biến mất

http://vtc.vn/394-225294/phong-su-kham-pha/quai-vat-sapbien-mat.htm

Với cách săn bắt như hiện nay, loài cá chiên, lăng, quất, dầm xanh, đặc biệt là cá chiên khổng lồ, được mệnh danh là “quái vật” sông Đà đã sắp biến mất khỏi dòng sông này.
> Cụ già 100 tuổi và cuộc chiến với "quái vật" sông Đà> Săn "trâu mộng" dưới đáy sông Đà
> "Vương quốc" của "quái vật" sông Đà
> "Quái vật" sông Đà và câu chuyện rùng rợn> Đi tìm "quái vật" sông Đà

Cách đây chục năm, để vào được huyện lỵ Quỳnh Nhai, phải đi từ Sơn La từ sáng sớm đến tối mịt mới vào đến bến phà Bắc Uân, rồi đi thuyền đuôi én ngược sông Đà, vượt 30km ghềnh thác nữa mới đến nơi. Hôm nào trời mưa thì có thể mất 2-3 ngày, thậm chí muốn vào không được, muốn ra không xong.

“Quái vật” sắp...biến mất
Giao thông ở các xã dọc đầu nguồn sông Đà chủ yếu là đường thủy. 

Từ huyện lỵ vào các xã dọc sông Đà chủ yếu là đi đường sông, nên hôm nào nước lớn thì không đi nổi. Đường đi khó khăn nên lái buôn dưới xuôi chẳng thể tìm lên để thu mua loài đặc sản quý hiếm này. Do đó, cá nhiều nhung nhúc, người dân ven sông ăn nhiều cũng chán.

Từ ngày cá chiên, lăng, loài cá được mệnh danh là “quái vật” sông Đà được các đại gia ưa chuộng, đường sá lên vùng đầu nguồn sông Đà thuận lợi, thì tình trạng săn bắt gia tăng mạnh mẽ, khiến loài cá này ngày một ít đi. Những con “quái vật” lăng, chiên nặng vài chục kg đã "trôi" dần về dĩ vãng.
“Quái vật” sắp...biến mất
Đặt bẫy cá chiên. 

Nguyên nhân chính khiến loài “quái vật” sông Đà biến mất nhanh chóng là cách khai thác tận diệt của những nhóm thợ săn cá vùng dưới tìm lên.

Từ chục năm nay, dọc đầu nguồn sông Đà chảy bên nước ta xuất hiện hàng trăm đội thợ săn bắt “quái vật” sông Đà. Họ là những thợ lặn, thợ săn cá rất giỏi từ các tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ tìm lên. Những đội thợ săn này được trang bị tàu thuyền hiện đại, thiết bị lặn tân tiến, có thể lặn sâu hàng chục mét nước, vài giờ dưới lòng sông trong điều kiện nước chảy mạnh.
“Quái vật” sắp...biến mất
Thợ lặn săn "quái vật" trên sông Đà. 

Những đội săn bắt cá này cứ dong thuyền ngược sông Đà, tìm những địa điểm có nhiều lăng, chiên, quất, nhồng, dầm xanh và những loài cá lớn khác, rồi đeo bình ôxi hoặc ngậm dây hơi, đeo kính nhìn dưới nước, nhảy xuống lòng sông truy tìm “quái vật”. Loài “quái vật” này khi ở trong hang rất hiền lành nên họ có nhiều cách để tóm sống.

Với những con “quái vật” tinh ranh, lẩn sâu trong hang hốc, họ dùng vợt điện chích thì chỉ có chết đứ đừ. Khi những đội quân săn cá này nhảy xuống sông, chỉ sợ không có cá, chứ đã đối mặt với cá thì chả con nào thoát được.
“Quái vật” sắp...biến mất
"Quái vật" cá chiên trên sông Đà mỗi ngày thêm vắng bóng. 

Những nhóm thợ săn cá này thường dùng máy phát điện 3 pha và củ điện để quét cá từ đáy sông. Xung điện, củ điện có tầm hoạt động trong bán kính 10m, với độ sâu hàng chục mét, khiến cá 40-50kg, sống ở đáy sông cũng phải ngoi lên mặt nước mà “thở dốc”.

Củ điện là máy phát điện của các loại xe xúc, máy ủi, máy cày… cho ra dòng điện 3 pha. Điện được dẫn xuống chân lưới, và hai chiếc thuyền chạy song song sẽ quét những địa điểm có nhiều cá.

Mỗi khi dòng điện 3 pha đưa xuống sông, cá chỉ còn mỗi cách là “nhảy” lên thuyền để không bị điện giật. Với cách săn kiểu tận diệt này, từ tôm tép cho đến các loài cá 40-50kg đều chui tọt vào lưới. Những nhóm thợ săn này đã “quét” sạch cá ở dưới hạ lưu và hiện tại đang tìm lên phía đầu nguồn sông Đà để quét nốt số cá còn lại.
“Quái vật” sắp...biến mất
Những phương tiện đánh bắt thô sơ như thế này đã được thay thế bằng những biện pháp hủy diệt. 

Những đội săn cá sống quanh khu vực hồ thủy điện Hòa Bình, đặc biệt là dân chài của hồ Hòa Bình, đều là những thợ săn cá thiện nghệ, cung cấp cá đặc sản cho thành phố Hòa Bình và Hà Nội.

Khi đập thủy điện Hòa Bình xây dựng, lòng hồ rộng mênh mông, xuất hiện nhiều loài cá lớn, như mè, chép, trôi, trắm nặng vài chục kg, rồi cá măng nặng gần tạ, nhưng các loài cá quý hiếm, đặc sản như lăng, chiên, quất, dầm xanh, anh vũ thì biến mất. Những loài cá này chỉ sống ở những vùng nước chảy mạnh, nhiều hang hốc, nên các thợ săn cá lại phải ngược sông hàng trăm km để truy tìm cá quý.
“Quái vật” sắp...biến mất
Lái buôn thu mua cá chiên ở miền núi. 

Ngoài ra, nhóm thợ săn cá ở Việt Trì cũng là những “con rái cá” thực sự. Những đội săn cá ở đây đều có đồ nghề trị giá hàng trăm triệu đồng, để truy tìm cá hiếm ở khu vực Bạch Hạc, đoạn ngã ba sông Hồng và sông Đà. Khi các loài cá hiếm, đặc biệt là cá anh vũ, có giá 4-5 triệu đồng/kg bị tuyệt diệt, thì họ kéo nhau ngược sông Lô, Gâm, đặc biệt là sông Đà để săn cá quý.

Nhiều quán cá ngon ngoài đê sông Hồng ở Hà Nội, Vĩnh Phúc và dọc khu vực Bạch Hạc của TP Việt Trì chủ yếu được cung cấp bởi hàng chục đội thợ săn cá của dân chài Đoàn Kết, Việt Xuân, Châu Hạ, Bạch Hạc… ở Việt Trì. Thợ săn cá ở các làng chài dọc sông Hồng từ Hà Nội lên đến cầu Trung Hà (Ba Vì), cũng là những sát thủ của cá lăng, chiên…
“Quái vật” sắp...biến mất
Những con cá lăng lớn được các đại gia săn lùng ráo riết để thưởng thức bất kể giá đắt thế nào. 

Với những khu vực nước sâu, chảy quá mạnh, hang hốc nhỏ, không thể lặn xuống được thì họ thả những quả mìn tự chế chứa cả kg thuốc nổ xuống. Khi mìn nổ, không những “quái vật” sông Đà nặng vài chục kg mà tất cả các loài thủy sinh khác trong bán kính hàng chục mét cũng tan xác.

Tình trạng khai thác vàng ồ ạt cũng góp phần hủy diệt “quái vật” sông Đà. Dọc đầu nguồn sông Đà, đặc biệt là đoạn qua địa phận Quỳnh Nhai, lúc nào cũng có cả trăm chiếc thuyền đào đãi vàng. Mỗi chiếc thuyền có mấy chục gầu xúc, liên tục múc cát, đá dưới lòng sông lên lọc lấy vàng, rồi lại đổ xuống, làm xáo động môi trường sống của các loài cá quý, khiến chúng di chuyển khỏi hang hốc và dính lưới, bẫy giăng mắc kín sông.
“Quái vật” sắp...biến mất
Những chiếc thuyền khai thác vàng dọc sông Đà cũng góp phần làm hủy diệt "quái vật". 

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, những loài “quái vật” sông Đà sẽ tuyệt diệt trong một tương lai gần, khi đập thủy điện Sơn La hoàn thành. Toàn bộ lòng sông Đà từ Mường La, lên đến Thuận Châu, Quỳnh Nhai, đến tận Điện Biên và thị xã Lai Châu (cũ) sẽ biến thành một hồ nước khổng lồ.
“Quái vật” sắp...biến mất
Trong tương lai không xa, dòng sông Đà biến thành những hồ nước mênh mông, và các loài cá quý hiếm cũng sẽ biến mất. 

Và trong tương lai không xa, khi thủy điện Nậm Nhùn (Lai Châu), cùng hàng loạt thủy điện nhỏ ở các nhánh sông, suối đổ ra sông Đà hoàn thành, thì con sông Đà hùng vĩ coi như đã biến mất, thay vào đó là những hồ nước tĩnh lặng chứa hàng tỷ mét khối nước. Điều đó cũng có nghĩa, các loài cá quý, đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam, được mệnh danh là “quái vật” sông Đà, sẽ vĩnh viễn biến mất.

Phạm Ngọc Dương

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Không khí Việt Nam ô nhiễm nhất thế giới

http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/kh24/Khong-khi-Viet-Nam-o-nhiem-nhat-the-gioi/20125/208062.datviet


Theo Chỉ số hiệu suất môi trường (EPI) 2012 do các tổ chức quốc tế vừa công bố, chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường chung của Việt Nam năm 2012 xếp ở vị trí 79/132 quốc gia.


Dù không quá chú ý vào việc xếp hạng, song những con số khẳng định chất lượng môi trường đô thị của Việt Nam thuộc nhóm 10 nước tệ hại nhất trên toàn cầu cũng khiến các nhà quản lý môi trường đáng suy nghĩ.

PGS.TS Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ TN-MT thẳng thắn nhìn nhận: “Không nên bi quan mà phải dựa vào những thông tin đó để tìm cách cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay”.

Theo Báo cáo môi trường có tên gọi là “The Environmental Performance Index” - gọi tắt là EPI 2012 do Trung tâm nghiên cứu thuộc đại học Yale và đại học Columbia của Hoa Kỳ cùng với Liên hiệp Châu Âu thực hiện, ề chỉ số môi trường tổng quát, Việt Nam hiện đứng thứ 79 trong tổng số 132 nước được khảo sát. Chỉ số môi trường không khí, Việt Nam hiện đứng thứ 123 trên 132 nước được xếp hạng, và theo dự báo, sẽ tiếp tục rớt hạng trong thời gian tới.

Ô nhiễm không khí ở TP.HCM (Ảnh: Nguyễn Hữu)

Trước công bố này, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến đã đưa ra quan điểm của Bộ TN-MT rằng bảng xếp hạng môi trường này có nhiều chỉ số không chính xác, nhưng xét trên bình diện tổng quan, phải thừa nhận là chất lượng không khí của Việt Nam không tốt.

GS-TSKH Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi trường đô thị Việt Nam cũng thẳng thắn, số liệu quan trắc môi trường nhiều năm qua chứng tỏ rằng, thực tế môi trường không khí ở các đô thị Việt nam bị ô nhiễm rất nặng chủ yếu về bụi.

Thế nhưng, GS-TSKH Đăng cũng cho rằng, xét về khí ô nhiễm độc hại như SO2, NO2, CO thì môi trường không khí ở Việt Nam chưa bị ô nhiễm, còn tốt hơn so với nhiều đô thị trên thế giới và trong khu vực, như là Bắc Kinh, New Deli, Bangkok... Thêm nữa, ô nhiễm bụi nặng nề ở nước ta chủ yếu ở các thành phố lớn, đặc biệt là ở Hà Nội, TP HCM và các thành phố loại 1, loại 2, như là Hải Phòng, Nam Định, Việt Trì, Cần Thơ, Buôn Ma Thuột..., trừ TP Đà Nẵng (năm 2011 TP Đà Nẵng được Ban Thư Ký ASEAN công nhận là 1 trong 10 thành phố có không khí sạch trong ASEAN), chất lượng môi trường không khí ở nhiều đô thị loại vừa và loại nhỏ của nước ta còn rất tốt.

Là một nhà khoa học nghiên cứu về môi trường nhiều năm, PGS-.TS Nguyễn Đình Hòe, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội tỏ ra không có gì đáng ngạc nhiên. PGS-TS Hòe nói: “Bụi là đúng rồi. Chẳng có đô thị nào như Hà Nội hay TP.HCM lại suốt ngày đào bới như một công trường xây dựng như vậy”.

Dù tôn trọng ý kiến của tổ chức khoa học đã công bố, song PGS-TS Hòe cho rằng, họ có thể nghiên cứu theo tiêu chuẩn và cơ sở thực nghiệm riêng, không nên chú ý vào thang tiêu chuẩn nhất, nhì, ba. Tuy nhiên, PGS-TS Hòe nhận xét, đúng là cách quản lý đô thị của Việt Nam có “vấn đề” mới để xảy ra tình trạng bụi khủng khiếp như thế. “Đi đâu cũng thấy bụi và ngột ngạt vô cùng”, TS Hòe nói.

GS-TSKH Phạm Ngọc Đăng cũng đã chỉ ra nguồn gây ô nhiễm không khí chính ở các đô thị chính là hoạt động xây dựng, giao thông… Do vậy, cần khắc phục và giảm thiểu triệt để ô nhiễm không khí trong các lĩnh vực hoạt động này. Ngoài ra, cơ quan quản lý môi trường phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), xử lý một cách nghiêm minh, công bằng, công khai, minh bạch và xử phạt kinh tế một cách đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm luật pháp về BVMT. GS-TSKH Đăng cũng kiến nghị cần ban hành Luật Không khí sạch. “Hiện rất nhiều nước trên thế giới đã có luật Không khí sạch từ lâu”, GS-TSKH Đăng nói.


Chất lượng
Đánh giá xu hướng thay đổi
Mức độ tổng hợp
Chỉ số
Xếp hạng
(trên tổng số 132 quốc gia)
Chỉ số
Xếp hạng
Chỉ số chất lượng môi trường
50,6
79
4,2
73
Sức khỏe môi trường
51,6
91
20,4
31
Không khí (ảnh hưởng tới sức khỏe con người)
31
123
-12,1
125
Gánh nặng lây bệnh từ môi trường
66,4
77
24,2
36
Nước (ảnh hưởng tới sức khỏe)
42,5
80
45,2
5
Sức sống hệ sinh thái
50,2
62
-9,0
112



Các chỉ số môi trường của Việt Nam

EPI xếp hạng các nước dựa trên chỉ số đánh giá việc thực hiện các chính sách liên quan đến môi sinh-y tế và chất lượng hệ sinh thái. Các chỉ số này là một trong các thước đo đánh giá ở cấp độ quốc gia, xem mỗi quốc gia đã tiến gần đến mục tiêu đặt ra về môi trường hay chưa.

Theo đó, chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường chung của Việt Nam năm 2012 xếp ở vị trí 79/132 quốc gia. Chỉ số chất lượng không khí gây ảnh hưởng tới sức khỏe ở Việt Nam xếp thứ 123/132 quốc gia. Đáng lo ngại hơn, chỉ số này có nguy cơ rơi xuống trong khi các chỉ số môi trường khác cũng thuộc hàng báo động.

Chỉ số gánh nặng lây bệnh từ môi trường của Việt Nam xếp hạng 77, còn chất lượng nước xếp thứ 80.
Bích Ngọc-Trúc Quỳnh

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Những loài động vật chỉ còn trong truyền thuyết

http://www.khoahoc.com.vn/khampha/the-gioi-dong-vat/39625_Nhung-loai-dong-vat-chi-con-trong-truyen-thuyet.aspx



Những loài vật sinh ra và biến mất là quy luật tất yếu của tự nhiên, có rất nhiều loài chúng ta chỉ biết tới chúng qua những mẫu hóa thạch như khủng long bạo chúa, cũng có những loài biến mất vì nạn săn bắt của loài người. Dưới đây là một số hình ảnh về các loài động vật kỳ lạ mà con người không còn cơ hội nhìn thấy nữa.

1. Khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus rex) - tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm

Khủng long bạo chúa
Khủng long bạo chúa (còn được gọi là T-rex) là một trong những loài động vật ăn thịt lớn nhất mọi thời đại, với hộp sọ lớn, chiều dài trên 13,2m, cao hơn 5m, ước tính nặng khoảng 7 tấn. Loài này di chuyển bằng 2 chân và giữ thăng bằng nhờ cái đuôi dài và nặng.
Các hóa thạch của T-rex được tìm thấy ở Bắc Mỹ có niên đại lên đến 3 triệu năm. T-rex là một trong những loài khủng long cuối cùng còn tồn tại trước khi có sự tuyệt chủng vào kỷ Phấn Trắng thứ ba, khoảng 65,5 triệu năm trước đây.

2. Lừa vằn Quagga (Equus quagga) - tuyệt chủng từ năm 1883

Lừa vằn Quagga
Lừa vằn Quagga là loài lai giữa lừa vằn và ngựa, một phân loài phụ của giống lừa đồng bằng, từng sinh sống thành những đàn lớn tại tỉnh Cape và bang Orange Free, Nam Phi.
Những con lừa vằn hoang dã cuối cùng cũng đã bị bắn vào khoảng năm 1870 để lấy thịt và da. Còn lại cá thể lừa vằn cuối cùng cũng đã qua đời tại vườn thú Artis Magistra ở Amsterdam vào ngày 12/8/1883. Do những nhầm lẫn giữa lừa vằn với các loài ngựa vằn khác, nên lừa vằn đã bị tuyệt chủng trước khi chúng được công nhận là một loài riêng biệt.

3. Hổ Tasmanian (Thylacinus cynocephalus) -  tuyệt chủng từ năm 1936

Hổ Tasmanian
Loài Thylacine hay hổ Tasmanian được biết đến như là loài thú ăn thịt lớn nhất thời hiện đại, tồn tại tới khoảng thế kỉ thứ 20.
Loài này được xác định là đã tuyệt chủng ở Úc vào hàng nghìn năm trước khi có sự định cư của những người Châu Âu. Nhưng vẫn còn một số lượng nhỏ tồn tại trên vùng đảo của Tasmania. Những cuộc săn bắn chính là lý do tuyệt chủng của loài này. Nhưng một số ý kiến khác lại cho rằng loài này tuyệt chủng là do bệnh tật, sự xâm lấn môi trường sống của con người.

4. Bò biển Steller (Eumetopias jubatus) - tuyệt chủng từ năm 1768

Bò biển Steller
Năm 1741, vẫn còn thấy loài bò biển Steller xuất hiện gần bờ biển Châu Á nhưng loài này đã được xác nhận tuyệt chủng vào năm 1768. Những con bò biển Steller trưởng thành có độ dài khoảng 7,9 mét và nặng tới 3 tấn. Loài bò này có một số đặc điểm giống loài hải cẩu, nhưng lại có chân trước to và đuôi giống cá voi. Bò biển không bao giờ di chuyển lên bờ biển mà chỉ sinh sống dưới nước.
Mẫu hóa thạch của loài bò biển Steller rất phổ biến ở bờ biển Thái Bình Dương, chạy dài từ Nhật Bản đến vùng biển California.

5. Nai sừng tấm Ireland (Megaloceros giganteus) - tuyệt chủng cách đây khoảng 7.700 năm.

Nai sừng tấm Ireland
Nai sừng tấm Ireland còn được gọi là hươu Ireland từng sống ở lục địa Á - Âu, từ Ireland đến phía đông hồ Baikal vào khoảng thời gian 5.700 năm trước công nguyên hay cách đây 7.700 năm. Loài hươu này nổi tiếng bởi kích thước sừng khổng lồ với chiều cao khoảng 2,1m, những con trưởng thành có những tấm gạc lớn nặng đến 40kg.
Nhiều người cho rằng bộ gạc khổng lồ chính là nguyên nhân dẫn sự tuyệt chủng của loài này bởi nó khiến các con đực hạn chế trong việc di chuyển và kiếm ăn.

6. Hổ Caspian (Pantheratigris virgata) - tuyệt chủng từ năm 1970

Hổ Caspian
Loài hổ Caspian còn được gọi là hổ Ba Tư là loài hổ lớn thứ ba thế giới, thường sống ở khu vực Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ, Kazaghtanm, Caucasus, Tajikistan, Turmenistan và Uzbekistan; được xác nhận tuyệt chủng vào những năm 1970.
Hổ Caspian có thân hình dài và chắc với cặp chân khỏe mạnh, những chiếc móng vuốt rất lớn. Điều đặc biệt là ở phần má của loài hổ này có lông dài như râu. Con đực rất lớn, nặng khoảng 140 - 240kg, con cái chỉ nặng khoảng 85 - 135kg.

7. Bò rừng Aurochs (Bos primigenius) - tuyệt chủng năm 1627

Bò rừng Aurochs
Bò rừng Aurochs có xuất xứ từ Ấn Độ, khoảng 2 triệu năm trước, loài này nhập cư vào Trung Đông và châu Á, cuối cùng sinh sống ở châu Âu khoảng 250.000 năm trước. Vào thế kỷ 13, người ta chỉ còn thấy loài bò rừng này ở Ba Lan, Lithuania, Moldavia, Transyvania.
Số lượng loài này bị sụt giảm nhanh chóng và con bò rừng cuối cùng đã chết vào năm 1627 ở Ba Lan. Phần xương sọ của nó được quân đội Thụy Điển quản lý và là tài sản quý giá của thành phố Stockholm.

8. Chim rẽ lớn (Pinguinus impennis) - tuyệt chủng kể từ năm 1844

Chim rẽ lớn
Loài chim rẽ lớn sống ở vùng Đại Tây Dương, có bề ngoài khá giống với chim cánh cụt và cũng không thể bay được. Loài chim này cao khoảng 75cm, nặng khoảng 5kg, có phần lưng đen và bụng trắng.
Các dấu tích cho thấy, chim rẽ lớn từng sống thành bầy rất lớn ở Canada, Greenland, Iceland, Nauy, Ireland, Vương quốc Anh. Nạn săn bắn tràn lan chính là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của loài này.

9. Sư tử hang (Panthera leospelaea) - tuyệt chủng cách đây 2000 năm

Sư tử hang
Sư tử hang hay là loài sư tử vừa có gốc Á vừa có gốc Âu, được biết đến từ những hóa thạch và các tác phẩm nghệ thuật thời tiền sử. Theo miêu tả, chúng có chiều cao khoảng 1,2m, dài 2,1m tính cả đuôi, gần giống với kích thước của một con sử tử hiện đại trưởng thành.
Một số bằng chứng cho thấy rằng loài sư tử này có thể đã tuyệt chủng cách đây gần 2000 năm, nhưng nhiều suy đoán lại cho thấy có thể loài này đã tuyệt chủng khoảng 1000 năm trước đây ở Balkans.

10. Chim Dodo (Raphus cucullatus) -  tuyệt chủng từ cuối thế kỷ 17

Chim Dodo
Dodo là loài chim không biết bay sống ở đảo Mauritius. Loài này cùng họ với chim bồ câu, cao khoảng 1m, ăn quả và xây tổ trên mặt đất.
Chim Dodo được xác định đã tuyệt chủng vào nửa cuối thế kỷ 17 do tác động trực tiếp của các hoạt động của con người.
Theo Thiên Nhiên


 

Đông Nam Á - “điểm nóng” tuyệt chủng

http://www.khoahoc.com.vn/khampha/the-gioi-dong-vat/40137_Dong-Nam-A-diem-nong-tuyet-chung.aspx



Đông Nam Á hiện đang là “điểm nóng” tuyệt chủng khi có nhiều loài đang đối mặt nguy cơ biến mất vĩnh viễn, theo Danh sách đỏ các loài bị đe dọa vừa được công bố tại hội nghị Rio+20.

Danh sách do Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) biên soạn. Theo đó, trong số 63.837 loài được đánh giá, có 19.817 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng, bao gồm 41% loài lưỡng cư, 33% loài san hô, 25% loài động vật có vú, 13% loài chim...

Riêng tại khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế chóng mặt và nhu cầu tài nguyên thiên nhiên tăng cao đang gây sức ép ngày càng lớn lên các loài động vật có vú, bò sát, lưỡng cư và nhiều loài thực vật ở khu vực.

Rắn hổ mang đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng
Rắn hổ mang đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng

Tình hình đặc biệt nghiêm trọng với loài rắn. Báo cáo cho thấy nhiều loài rắn như rắn hổ mang - lớn nhất trong các loài rắn độc, đang sắp bị tuyệt chủng do bị săn lùng để giết thịt, lấy da và mua bán làm kiểng.
Hội nghị Rio+20 (Hội nghị Liên Hiệp Quốc về phát triển bền vững) diễn ra từ ngày 20 đến 22-6 tại Brazil, với một trong các chủ đề trọng tâm là “kinh tế xanh” - nền kinh tế khai thác tự nhiên khôn ngoan hơn và bảo vệ chúng.

“Chúng ta không thể đạt được một tương lai bền vững nếu không bảo tồn đa dạng sinh học, không chỉ vì chính tự nhiên mà còn vì 7 tỉ người phụ thuộc vào nó”, tổng giám đốc IUCN Julia Marton-Lefevre nói, BBC trích đăng.

“Danh sách đỏ mới nhất này là lời thúc giục các lãnh đạo thế giới đang có mặt tại Rio tìm cách đảm bảo chuỗi sự sống trên hành tinh này”.

Một số loài đang bị đe dọa tuyệt chủng:

Chim Heliodoxa gularis
Chim Heliodoxa gularis 

San hô
San hô 

Dơi Stenoderma rufum
Dơi Stenoderma rufum 

Bướm Charaxes jasius
Bướm Charaxes jasius 

Mực nang Úc lớn
Mực nang Úc lớn 

Cây Curcuma rhabdota
Cây Curcuma rhabdota 

Cá bơn đuôi dài Leopard
Cá bơn đuôi dài Leopard
Theo Tuổi Trẻ


 

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Phát triển thủy điện ồ ạt: Lợi ít, hại nhiều


http://dantri.com.vn/c20/s20-593536/phat-trien-thuy-dien-o-at-loi-it-hai-nhieu.htm



Từ năm 1995 đến nay, tốc độ phát triển thủy điện ở nước ta rất nhanh chóng. Một mặt thủy điện góp phần cung cấp điện năng cho đất nước; mặt khác thủy điện cũng kéo theo nhiều hệ lụy khó lường, ảnh hưởng đến đời sau.


 Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (Vietnam Rivers Network - VRN) phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo “Phát triển thủy điện bền vững: các bài học và kinh nghiệm” nhằm mổ xẻ các vấn đề của thủy điện hiện nay, qua đó rút ra những bài học khắc phục hậu quả của việc phát triển ồ ạt thủy điện hiện nay.

Điều đáng nói, dù được Ban tổ chức mời nhưng không một chủ đầu tư của các công trình thủy điện lớn nào ở Quảng Nam (như Sông Tranh, A Vương...) đến tham dự hội thảo, khiến các đại biểu bức xúc.
 
Quang cảnh hội thảo

Báo cáo tại hội thảo, TS. Đào Trọng Hưng - Thành viên VRN cho rằng, tiềm năng thủy điện của Việt Nam đã được khai thác hết. Theo quy hoạch sơ đồ 7 đã nâng tổng công suất thủy điện từ 9.200MW (năm 2009) lên 17.400MW vào năm 2020, chiếm 23,1% trên tổng số 75.000MW các nguồn điện năng quốc gia.

TS. Đào Trọng Hưng cũng cho rằng lợi ích của thủy điện là năng lượng sạch, tái tạo, nguồn điện quan trọng cho an ninh năng lượng quốc gia, góp phần phòng chống lũ cho vùng hạ lưu, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng núi, vùng dân tộc thiểu số…

TS. Hưng cũng băn khoăn: Đặc điểm khu vực xây dựng các thủy điện ở nước ta có độ nhạy cảm sinh thái cao như các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng nguyên sinh còn sót lại, vùng biên giới… Đó cũng là nơi định cư lâu đời của các dân tộc thiểu số giàu bản sắc văn hóa nhưng đa số là nghèo đói, sống dựa vào thiên nhiên nên dễ bị tổn thương…
 
Tình trạng người dân vào rừng đốn hạ nhiều cây gỗ quý về làm nhà đã xảy ra ở dự án thủy điện Sông Bung 4
 
Một điều dễ nhận thấy nhất là mất rừng do làm thủy điện. TS. Hưng cho biết hiện chưa có số liệu chính xác về diện tích rừng đã mất của các công trình thủy điện và mỗi công trình thủy điện mất bao nhiêu diện tích rừng? Theo ông ước tính, với 1MW thủy điện sản xuất ra, có khoảng 16ha rừng bị mất!
 
Đáng lưu ý là khu vực làm thủy điện gắn với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có đa dạng sinh học cao. Theo TS. Hưng, phát triển thủy điện gây ảnh hưởng rất lớn đến bảo tồn đa dạng sinh học. Đến nay có 119 thủy điện liên quan đến 47 khu rừng đặc dụng, mỗi khu bảo tồn của vườn quốc gia “cõng” 2,5 dự án thủy điện. Vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên có nhiều dự án nhất là Cát Tiên 6 dự án, Hoàng Liên 5 dự án, Sông Tranh 7 dự án.
 
Không những mất rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên… thủy điện còn làm mất một diện tích đất canh tác khá lớn gồm đất trồng lúa nước, đất nương rẫy, cây công nghiệp, vườn nhà, đất màu ven sông…

Mặc khác, thủy điện cũng ảnh hưởng đến hệ thống sông ngòi như làm thay đổi chế độ thủy văn, dòng chảy các lưu vực sông, mất nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. Vấn đề này trước đây đã xảy ra cuộc tranh cãi quyết liệt giữa UBND TP Đà Nẵng và BQL nhà máy thủy điện Đăk Mi (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) khi thủy điện này không trả nước về lại cho dòng sông nên làm cho TP Đà Nẵng thiếu nước sinh hoạt và tưới tiêu vào mùa khô.
 
Thủy điện Sông Tranh 2 đang được dư luận quan tâm do có sự cố rò rỉ nước

Ngoài ra, khi xây dựng thủy điện, hệ sinh thái trên dòng sông sẽ thay đổi làm mất đi các loài rau thủy sinh và loài cá quý hiếm, làm ô nhiễm lòng hồ, làm chết các dòng sông…

Thủy điện cũng làm nảy sinh các vấn đề xã hội như người dân ở khu vực bị ảnh hưởng không có kế sinh nhai sẽ vào rừng làm lâm tặc bất đắc dĩ, tệ nạn cờ bạc rượu chè khi được nhận tiền đền bù đất đai hoa màu mà không biết làm ăn, bản sắc văn hóa bản địa bị mai một…

Một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển ồ ạt thủy điện là tình trạng tái định cư (TĐC) đối với những người dân buộc phải di dời nhường đất lại cho công trình. GS.TS. Vũ Trọng Hồng – Chủ tịch Hội thủy lợi Việt Nam - cho rằng hầu như các khu TĐC của các thủy điện trên cả nước đến nay công tác TĐC đều có vấn đề. Nhiều dự án thủy điện đã đi vào hoạt động nhiều năm nay nhưng công tác TĐC cho người dân vẫn chưa giải quyết xong.

Dẫn chứng vấn đề này, ông Đỗ Tài - Chủ tịch UBND huyện Đông Giang (Quảng Nam) - địa phương có đến 7 dự án thủy điện nói: “Chúng ta bồi thường tiền cho người dân tự xây nhà thì sợ họ dùng vào việc khác, còn các BQL dự án thủy điện xây nhà thì bà con đồng bào lại không ở được bởi nhà xây không phù hợp với điều kiện tự nhiên và văn hóa của họ”.

Điển hình là dự án thủy điện A Vương với khu TĐC A Lua (xã Dang). Đến nay khu TĐC này người dân cũng không ở được nên tỉnh Quảng Nam đang tìm cách di dời bà con đến địa điểm khác. Còn đối với các hộ dân ở thủy điện Sông Tranh 2 đến nay vẫn còn nhiều hộ chưa chịu nhận tiền đền bù để di dời hoặc di dời đến nơi không có điều kiện sản xuất khiến cuộc sống của họ càng thêm khó khăn.

Còn rất nhiều vấn đề đối với các thủy điện được các đại biểu mổ xẻ để giải quyết “hậu quả”. Một điều mà ai cũng thấy là thủy điện một mặt đem lại lợi ích cho quốc gia nhưng mặt khác lại lấy đi nhiều thứ đối với người dân ở nơi có thủy điện. Do đó, nhiều đại biểu là các nhà khoa học đầu ngành cũng đang tìm cách đưa lợi ích của thủy điện cân bằng với sự thiệt hại mà địa phương phải gánh chịu. Tuy nhiên, giải quyết mâu thuẫn này không phải nhiệm vụ dễ dàng trong tình trạng đã rồi.
  
Công Bính

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Đèn quang năng Nomad

http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/cong-nghe-moi/39246_Den-quang-nang-Nomad.aspx



Thế kỷ 21, nhân loại chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, những chiếc điện thoại thông minh, máy in 3D... Thế nhưng vẫn có đến 1,5 tỉ người trên toàn cầu không được tiếp cận với nguồn ánh sáng ổn định, an toàn.

Ở những khu vực nghèo nhất thế giới, việc sử dụng đèn dầu hỏa để lấy ánh sáng về đêm vẫn rất phổ biến, điều này không chỉ làm tăng nguy cơ cháy nổ mà còn thải ra khói độc hại gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, một loại đèn dùng năng lượng mặt trời là một giải pháp hợp lý, ví dụ như đèn quang năng NOMAD.

Đèn quang năng Nomad - nd
Đèn quang năng Nomad - nd (Ảnh: Gizmag)

Được phát triển bởi Công ty O-Sun (Bỉ), đèn NOMAD có tác dụng tương tự các thế hệ trước như Solar Pebble, LuminAID, Sollight và Wakawaka, nhưng có nhiều ưu điểm hơn. NOMAD không chỉ phù hợp cho các hộ gia đình ở các nước đang phát triển mà còn có thể sử dụng cho những chuyến đi dã ngoại.

Đèn được thiết kế đơn giản với chỉ một nút bấm và mức độ chiếu sáng. Khi sạc đầy pin, nếu chọn chế độ sáng nhất thì nó có thể hoạt động liên tục 6 giờ, nếu chọn chế độ mờ nhất thì dùng được 35 giờ. Được bảo vệ bởi một chiếc đĩa silicon nhờ vậy có thể đặt vững vàng trên mặt đất mà không ảnh hưởng khả năng chiếu sáng, đèn còn có thể tháo rời thành nhiều bộ phận để dễ dàng di chuyển đi xa. Bộ sạc năng lượng mặt trời có thể tháo rời ra rồi gắn lên tường hoặc gắn lên khung kim loại của lều dã ngoại. Ngoài ra đèn còn được trang bị cáp để có thể sạc pin qua cổng USB của máy tính.

Đèn quang năng Nomad - nd

NOMAD sử dụng công nghệ LED có tuổi thọ lâu hơn các loại khác, bên cạnh đó được thiết kế vòng chống sốc để tránh hư hỏng khi rơi hoặc va đập. Thân vỏ đèn được làm từ vật liệu thân thiện môi trường như ABS và bao bì tái chế.
Theo tạp chí Gizmag thì đèn NOMAD sẽ được bán trên thị trường vào tháng 9 năm nay với giá 125USD. Bên cạnh đó hãng sản xuất cũng tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tín dụng để hạ giá bán cho các nước đang phát triển.
Theo Thanh Niên, Gizmag


 

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Trung Quốc-Hàng triệu viên thuốc bí ẩn ở rãnh thoát nước


http://bocau.net/blog/thamhoatoancau/14291-trung-quoc-hang-trieu-vien-thuoc-bi-an-o-ranh-thoat-nuoc.html




Các quan chức môi trường ở Trung Quốc đang bối rối trước sự xuất hiện của hàng triệu viên thuốc bí ẩn ở rãnh thoát nước, tạo nên đường cống đầy màu sắc.

Trung Quốc tẩu tán hàng kém chất lượng kiểu gì?
ảnh minh họa
 
Cảnh tượng kỳ dị xảy ra dọc đường Zhengshang ở Zhengzhou, với gần 300m cống rãnh đã biến thành cầu vồng rực rỡ nhờ hàng núi viên thuốc màu xanh lá cây và xanh nước biển lấp đầy cống.
Hình ảnh trên càng đáng chú ý hơn khi mà không có một nhà máy sản xuất thuốc nào ở gần đó và các cư dân cũng không rõ xuất xứ những viên thuốc.


Có nhiều người cho rằng một số nhà máy sản xuất thuốc muốn trốn tránh cuộc kiểm tra của chính phủ nên đã vứt bỏ thuốc xuống cống. Một số thuốc được làm bằng gelatin công nghiệp, vốn chứa crom ở mức cao - có khả năng gây ung thư hoặc hỏng nội tạng nếu con người ăn vào.


Có thông tin rằng các nhà máy ở tỉnh Hà Nam đã vứt bỏ một lượng lớn thuốc vào đường ống thoát nước để trốn tránh cuộc kiểm tra của chính phủ, vốn đã có 45 vụ bắt giữ cho tới giờ.
Cho tới thời điểm hiện nay, giới chức Trung Quốc đã đóng cửa 80 nhà máy trong vụ triệt phá, dù nguồn gốc số thuốc bị vất bỏ vẫn là bí ẩn.


Một cư dân ở Zhengzhou là Lei Yen nói: "Tôi lúc đầu nghĩ rằng tảo nổi lên mặt nước nhưng tới khi nhìn gần, tôi mới biết cả rãnh thoát nước chứa đầy thuốc. "Nếu những thứ đó có thể đầu độc bạn khi nuốt phải thì chúng sẽ tác động tới bạn như thế nào khi phân hủy trong hệ thống nước".


Hôm qua, trưởng làng Sun Baozhou cho biết, ông không biết gì về số thuốc được phát hiện dưới rãnh nước và ở gần đó không có nhà máy sản xuất thuốc nào.



(Xaluan)

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Tấm lợp từ rác thải

http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/giai-phap/39133_Tam-lop-tu-rac-thai.aspx



Tấm lợp làm từ vỏ hộp sữa, hộp nước giải khát tái chế được các nhà khoa học đánh giá cao nhờ trọng lượng nhẹ và độ bền cơ lý cũng như khả năng cách nhiệt, cách âm tốt hơn so với loại tấm lợp làm từ nguyên vật liệu khác.

Công nghệ sản xuất tấm lợp từ rác tái chế lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam trong Triển lãm quốc tế chuyên ngành kỹ thuật, hóa chất sản xuất giấy năm 2012 (Paper Chem Tech Vietnam 2012).

Những tấm tôn làm từ vỏ hộp sữa tái chế.
Những tấm tôn làm từ vỏ hộp sữa tái chế. (Ảnh: Thi Ngoan)

Vỏ hộp giấy hiện được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sữa nước, sữa đậu nành, nước trái cây. Loại vỏ này bao gồm 6 lớp, trong đó phần lớn là giấy và một ít là nhôm hoặc nhựa.

Ông Hoàng Trung Sơn, đại diện đơn vị sản xuất tấm lợp từ rác thải cho biết: để sản xuất phải tách các thành phần trong vỏ hộp sữa giấy đã qua sử dụng. Lượng nhựa và kim loại nhôm thu được dùng để sản xuất mái lợp, bột giấy còn lại dùng chế giấy bề mặt cao cấp cho thùng carton.

Kết quả thử nghiệm sản phẩm cũng cho thấy, tấm lợp làm từ vỏ sữa có khả năng chịu được môi trường ẩm và nóng cao, khả năng cách nhiệt và cách âm tốt hơn so với tấm lợp làm bằng tôn, nhựa mỏng hay fibro xi măng. Loại tôn này có tuổi thọ khá cao, không bị lão hóa trong môi trường khắc nghiệt, thích hợp dùng làm mái lợp nhà xưởng, chuồng trại chăn nuôi, nhất là các trại chăn nuôi gà giúp làm giảm tiếng ồn và nhiệt độ trong khu vực trại.

Nhiều khách tham quan triển lãm tìm hiểu công dụng tấm lợp sinh học từ rác thải.
Nhiều khách tham quan triển lãm tìm hiểu công
dụng tấm lợp sinh học từ rác thải. (Ảnh: Thi Ngoan)

Dây chuyền tái chế chính thức được chuyển giao và đưa vào hoạt động từ tháng 11/2011, xử lý 50 tấn vỏ hộp sữa làm ra hơn 500 tấm lợp. “Vỏ hộp sữa giấy tái chế được 100%, nếu vứt bỏ là một lãng phí lớn và tốn chi phí xử lý, chưa kể còn ảnh hưởng xấu đến môi trường", ông Sơn cho biết.

Khó khăn lớn nhất đối với đơn vị sản xuất là tìm nguyên liệu đầu vào, do người dân chưa có thói quen thu gom vỏ hộp sữa cũng như các loại hộp nước giải khát khác. Ông Sơn nói: "Ở nước ngoài, dân có thói quen phân loại rác ngay từ đầu nên việc thu gom dễ dàng hơn, còn người Việt thường vứt hộp giấy chung với rác hữu cơ nên việc thu gom gặp nhiều khó khăn".

Vì vậy ông Sơn cho biết, cần khuyến khích người dân phân loại rác và thu gom vỏ hộp sữa, thông qua các hoạt động như: trao đổi vỏ hộp sữa lấy quà, khuyến mãi, trao thưởng cho những cá nhân hoặc đơn vị có thành tích thu gom vỏ hộp sữa nhiều nhất.
Theo VNE


 

Trồng cây nano, thu hoạch nhiên liệu hydro

http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/giai-phap/39195_Trong-cay-nano-thu-hoach-nhien-lieu-hydro.aspx



Các kỹ sư điện của ĐH California - San Diego đang “trồng” một cánh rừng đầy các cây sợi nano tí hon với mục đích thu nhận năng lượng mặt trời để tạo ra nhiên liệu hydro.

Công nghệ này sử dụng các vật liệu tự nhiên phổ biến như silicon và kẽm oxit và do đó sẽ là một lựa chọn rẻ tiền để phổ biến nhiên liệu hydro trong tương lai.

Giáo sư Deli Wang từ khoa Điện và Công nghệ máy tính, ĐH Công nghệ Jacobs, UC San Diego tuyên bố rằng đây sẽ là một “phương pháp sạch tạo ra năng lượng sạch”.

Theo giáo sư, các cây nano có cấu trúc các nhánh thẳng đứng là bí quyết để thu nhận mức năng lượng mặt trời tối đa. Kết cấu thẳng đứng sẽ giúp tiếp nhận và hấp thụ trong khi mặt phẳng ngang chỉ phản xạ ánh sáng, điều này cũng tương tự các thụ thể ánh sáng trong mắt người.

Trong các bức ảnh chụp trái đất từ vũ trụ, ánh sáng phản xạ nhiều nhất từ các đại dương hoặc sa mạc trong khi các mảng rừng trong ảnh tối hơn nhiều.

Trồng cây nano, thu hoạch nhiên liệu hydro
Cây nano

Nhóm của GS Wang đã bắt chước cấu trúc này trong thiết kế một dạng chuỗi sợi nano với nhánh 3D, trong đó, họ sử dụng một phản ứng gọi là “ly giải nước bằng quang - điện - hóa học” để sản xuất khí hydro.
"Ly giải nước" là thuật ngữ chỉ quá trình tách phân tử nước thành oxy và hydro làm nhiên liệu. Như vậy, việc tạo ra khí hydro là dựa năng lượng mặt trời trong khi các công nghệ sản xuất hydro hiện tại vẫn sử dụng điện năng được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch.

Nói về công trình của mình, nghiên cứu sinh Ke Sun cũng đồng thời là người phụ trách dự án khẳng định: “So với các nhiên liệu hóa thạch thông thường, khí hydro được xem là nhiên liệu sạch bởi nó không tạo ra carbonic. Tuy nhiên, bản thân quá trình tạo ra hydro lại có hại với môi trường”.

Theo Sun, cấu trúc nhánh thẳng đứng cũng giúp tối ưu hóa sản lượng khí hydro tạo ra. “Chẳng hạn trong một nồi nước sôi, bọt nước phải to dần mới thoát lên đến bề mặt, còn trong cấu trúc cây nano, chúng ta có thể tách chiết các bọt khí hydro rất nhỏ mà nhanh hơn nhiều. Hơn nữa, với cấu trúc này, chúng tôi đã tăng diện tích phản ứng hóa học lên gấp 400.000 lần”. 

Như vậy, quá trình sản xuất nhiên liệu hydro bằng cấu trúc cây nano đạt hiệu quả cao hơn nhiều so với phương pháp sử dụng mặt phẳng thông thường.

Tiếp sau thành công này, nhóm nghiên cứu còn hướng tới một mục tiêu lớn hơn: quang hợp nhân tạo. Trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ ánh sáng mặt trời, đồng thời thu nhận khí carbonic và nước để tạo ra năng lượng hữu cơ cho hoạt động sống của mình.

Ý tưởng của Wang là bắt chước hoạt động này để giữ lại lượng CO2 trong khí quyển, làm giảm phát thải carbonic đồng thời với quá trình sản xuất nhiên liệu hydro.

Sun tuyên bố: “Chúng tôi đang cố gắng bắt chước thực vật, biến ánh sáng thành năng lượng. Chúng tôi hy vọng, trong tương lai gần, các cấu trúc cây nano có thể trở thành một phần trong các thiết bị hữu hiệu vận hành như một cây xanh quang hợp bình thường trong tự nhiên”.

Nhóm của Sun cũng đang tìm các chất thay thế cho kẽm oxit. Kẽm oxit hấp thụ tia cực tím trong ánh mặt trời nhưng có độ ổn định thấp do đó có thể làm giảm tuổi thọ của thiết bị cây nano.

Tham khảo: Sciencedaily
Theo Đất Việt, Sciencedaily


 

Nông dân chế tạo ô tô chạy nhờ gió

http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/cong-nghe-moi/39106_Nong-dan-che-tao-o-to-chay-nho-gio.aspx



Một nông dân Trung Quốc chỉ cần ba tháng để chế tạo chiếc xe hơi hoạt động nhờ sức gió và ánh sáng mặt trời.


Ông Tang Zhengping và chiếc xe sử dụng sức gió của ông
Ông Tang Zhengping và chiếc xe sử dụng sức gió của ông. (Ảnh: Rex Features)

Metro cho biết, xe của ông Tang Zhengping, một nông dân tại thành phố Bắc Kinh, hoạt động nhờ hai pin và hai máy phát điện. Một pin sẽ được sạc khi pin kia đang cấp điện cho xe. Cơ chế tương tự cũng được áp dụng với hai máy phát điện.

Ông Tang lắp thêm hai tấm pin mặt trời ở hai bên thành xe và cánh quạt ở đầu. Cánh quạt và hai tấm pin mặt trời bổ sung thêm điện khi xe đang chạy. Điện trong hai quả pin đủ để xe sử dụng trong hai hoặc ba ngày.
"Xe của tôi di chuyển với tốc độ tối đa 140km/h, còn thời lượng sử dụng pin của nó dài hơn ô tô điện thông thường, loại phương tiện không có máy phát điện", ông Tang cho biết.

Phong trào khai thác sức gió để sản xuất điện tại Trung Quốc bùng nổ trong vài năm gần đây. 5 năm trước Trung Quốc không có nhà máy phong điện nào, song vào năm 2011 Trung Quốc trở thành nước lắp đặt nhiều turbine gió nhất thế giới. Vì thế, nếu chiếc xe hơi sản xuất điện nhờ gió và ánh sáng mặt trời của Tang trở thành một sản phẩm thương mại, rất có thể nó sẽ được người dân Trung Quốc chào đón.
Theo VNE


 

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Núi lửa phun cột bụi cao gần 10 km

http://tin180.com/khoahoc/tin-khoa-hoc/20120418/nui-lua-phun-cot-bui-cao-gan-10-km.html


Cột bụi có chiều cao khoảng 9.500 m bốc lên từ đỉnh của một núi lửa thuộc vùng Viễn Đông của Nga trong đợt phun trào hôm qua. (19/4/2012)


Núi lửa Shiveluch trên bán đảo Kamchatka của Nga. Ảnh: RIA Novosti.
Núi lửa Shiveluch trên bán đảo Kamchatka của Nga. Ảnh: NASA.

RIA Novosti đưa tin các đợt phun trào của núi lửa Shiveluch – có độ cao 3.283 m – tại bán đảo Kamchatka của Nga bắt đầu tăng từ tháng 5/2009. Từ đó tới nay nó thường xuyên phun ra những cột bụi có độ cao từ 3 tới 10 km.

“Một đợt phun trào mạnh xảy ra vào lúc 5h59 sáng 16/4 theo giờ địa phương. Người ta có thể thấy cột bụi từ khoảng cách 40 km và nó đang di chuyển về phía đông. Đây là đợt phun trào mạnh nhất trong năm”, một quan chức trong Viện Núi lửa và Địa chất Viễn Đông của Nga cho biết.

Các nhà khoa học nói hoạt động nủi lửa núi lửa Shiveluch trong khoảng hai tới ba năm qua khiến hình dạng của nó thay đổi đáng kể. Kích thước miệng núi tăng thêm 50%, còn các sườn dốc hơn so với trước kia.

Đợt phun trào mới nhất không đe dọa dân cư xung quanh núi lửa Shiveluch, song khói, bụi của nó có thể trở thành mối họa đối với sức khỏe con người và môi trường trong những ngày tới. Bụi núi lửa có thể gây sự cố trong các động cơ của máy bay. Tuy nhiên, giới chức chưa ban bố cảnh báo đối với hoạt động hàng không trong khu vực xung quanh núi lửa Shiveluch.

Hơn 150 núi lửa đang tồn tại trên bán đảo Kamchatka, trong đó 29 núi lửa đang hoạt động.


Minh Long
(Theo vnexpress)